Con người, truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận dụng vào việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 60 - 93)

Thanh Hố là một trong những cái nơi hình thành của dân tộc Việt Nam, là vùng đất nổi tiếng trong lịch sử về “địa lợi nhân hoà”, “địa linh, nhân kiệt”. Trải qua quá trình lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh quyết liệt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với áp bức cường quyền của các chế độ thống trị và nạn ngoại xâm, nhân dân Thanh Hoá đã xây dựng nên bản sắc chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, cần cù dũng cảm, giàu lòng yêu nước và ý chí

kiên cường bất khuất trong sản xuất, trong chiến đấu để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Trong lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc, Thanh Hố ln là căn cứ, là hậu phương của các cuộc khởi nghĩa và các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại. Đồng thời, đây cũng là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến.

Trong thời kỳ đất nước nằm trong ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, người dân Thanh Hoá đã sớm thể hiện được bản lĩnh, ý chí kiên cường bất khuất của mình, đã cùng nhân dân cả nước vùng dậy đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và đã làm nên những cuộc khởi nghĩa được coi là đỉnh cao như khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) mà uy danh của nó lan rộng ra tồn Giao Châu, làm chấn động triều đình nhà Ngô.

Vào năm 918, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn - người con của quê hương xã Xuân Lập (huyện Thọ Xuân) đã đánh Tớng, bình Chiêm để trở thành hồng đế Lê Đại Hành ở buổi đầu xây dựng nền độc lập dân tộc.

Năm 418, tại căn cứ địa Lam Sơn (huyện Thọ Xuân), Lê Lợi - một hào trưởng đất Lam Sơn đã quy tụ nhân tài trong vùng và của đất nước, tổ chức và lãnh đạo nhân dân cả nước đứng dậy đấu tranh lật đổ ách đô hộ của nhà Minh. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân, từ một cuộc khởi nghĩa ở một địa phương đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng trong phạm vi cả nước, đã đưa dân tộc thốt khỏi ách đơ hộ của nhà Minh, lập nên nhà Hậu Lê giữ vững nền độc lập dân tộc.

Ngoài những cuộc khởi nghĩa nổ ra tại địa phương do người địa phương trực tiếp khởi xướng và lãnh đạo, trong thời kỳ phong kiến, Thanh Hoá còn là hậu phương, căn cứ địa của nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc hết sức oanh liệt.

Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Nhà Nguyễn đã từng bước đưa nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, nhân dân Thanh Hoá đã cùng

nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa, với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh... Lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược còn ghi mãi những tấm gương sáng ngời tinh thần yêu nước của những con người Thanh Hố tiêu biểu như: Tớng Duy Tân, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước...

Truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân Thanh Hoá trong đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc tiếp tục được phát huy trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ở thế kỷ XX.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954), Thanh Hoá thuộc Liên khu IV, là hậu phương của chiến trường chính Bắc Bộ, Tây Bắc, Việt Bắc, Bình - Trị - Thiên và Lào. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “xây dựng Thanh Hố thành tỉnh kiểu mẫu”, quân và dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ hậu phương, vừa xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, giúp đỡ đồng bào tản cư, hoàn thành xuất sắc vai trò căn cứ hậu phương kháng chiến và cung cấp sức người, sức của góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của dân tộc.

Trong dịp về thăm Thanh Hoá vào tháng 6 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó, tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hố cũng có một phần vinh dự đến đó” [4, tr.51].

Thời kỳ kháng chiến chớng Mỹ, cứu nước, Thanh Hố là cầu nối giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, hậu phương trực tiếp của chiến trường Nam khu IV và Lào. Vì vậy, ngay từ ngày đầu leo thang đánh phá miền Bắc, đế q́c Mỹ đã nhận thấy Thanh Hố là một địa bàn chiến lược quan trọng, nên đã tập trung lực lượng đánh phá Thanh Hoá, đặc biệt là chúng đã đánh phá ác liệt vào các vùng trọng điểm như Lèn, cầu Hàm Rồng để hòng ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Không chịu khuất phục trước kẻ thù, quân và dân Thanh Hoá đã kiên cường chiến đấu làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ, đảm bảo chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi hồn tồn trong cuộc kháng chiến chớng Mỹ, cứu nước.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ q́c, qn và dân Thanh Hố đã hăng hái bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng quê hương, kịp thời ngăn chặn những âm mưu chớng phá chế độ bằng “chiến lược diễn biến hồ bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ Đảng, chính qùn, bảo vệ chế độ và tài sản của nhân dân.

Như vậy, Thanh Hoá khơng những là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh mà còn là vùng đất “địa lợi nhân hoà” và “địa linh, nhân kiệt”, là nơi có trùn thớng đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập dân tộc. Truyền thớng đó là tài sản, là tiền đề cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển lực lượng qn sự địa phương của tỉnh Thanh Hố. Trong śt hơn 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng quân sự địa phương Thanh Hố đã khơng ngừng phát huy những nhân tớ lịch sử, văn hố của vùng đất và con người tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình xây dựng, chiến đấu và phát triển.

2.1.2. Khái quát sự ra đời và quá trình xây dựng, phát triển của lựclượng quân sự địa phương ở tỉnh Thanh Hóa lượng quân sự địa phương ở tỉnh Thanh Hóa

Ngày 29 - 7 - 1930, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành lập. Trong những năm vận động cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính qùn (1939 - 1945), Đảng bộ tỉnh Thanh Hố đã đẩy mạnh việc tổ chức, xây dựng lực lượng quân sự địa phương, các đội tự vệ phản đế cứu quốc lần lượt ra đời.

Ngày 19- 9 - 1941, tại hang Treo, một địa điểm của căn cứ Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, đội du kích của chiến khu Ngọc Trạo được thành lập

gồm 21 đồng chí. Đây là một trong những lực lượng vũ trang tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Thanh Hố. Đội du kích ngày càng lớn mạnh và đến tháng 10- 1941 đã phát triển lên tới 83 người, được biên chế thành hai trung đội thanh niên tiên phong.

Từ đầu năm 1945, phong trào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở địa phương đã trở thành một cao trào. Khắp các huyện trong tỉnh đều thành lập các đội tự vệ cứu quốc làng để chống khủng bố, bảo vệ cán bộ...Lực lượng thanh niên đều hăng hái tham gia các đội tự vệ chiến đấu.

Ngày 24 -7-1945, lực lượng tự vệ huyện Hoằng Hoá cùng với lực lượng quần chúng đã nổi dậy giành chính quyền. Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên ở Thanh Hoá giành thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ các địa phương khác trong tỉnh tiến hành giành chính qùn cách mạng trong tồn tỉnh. Từ ngày 19-8 đến ngày 21 -8- 1945, tất cả các huyện đồng bằng, thị xã và hai huyện miền núi Thạch Thành, Cẩm Thuỷ giành được chính quyền về tay nhân dân. Ngày 23- 8- 1945, tại thị xã Thanh Hoá, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hoá ra mắt đồng bào.

Để bảo vệ chính quyền cách mạng, trấn áp bọn phản cách mạng, ngày 24- 8- 1945, tại thị xã Thanh Hoá, tỉnh chọn 1.500 chiến sĩ tự vệ trung kiên trong các đội quân khởi nghĩa của các huyện thành lập Chi đội giải phóng qn Đinh Cơng Tráng có hai tiểu đồn, được biên chế thành 9 đại đội, đóng quân ở thị xã Thanh Hoá, Tĩnh Gia, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lang Chánh, Hồi Xn và một sớ vị trí quan trọng khác. Nhiệm vụ của chi đội là trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Khi cuộc kháng chiến tồn q́c bùng nổ, để đáp ứng u cầu của kháng chiến, vào đầu năm 1947, chi đội Đinh Công Tráng được bổ sung quân sớ, kiện tồn tổ chức và đổi tên thành Trung đoàn 77, đây là trung đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh. Biên chế gồm 1 tiểu đoàn, 4 đại đội độc lập (71, 72, 73, 138), 1 đại đội liên pháo, 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội công binh, 1 trung đội vệ binh, 1 trung đội võ trang tuyên truyền và các ban trực thuộc trung đoàn.

Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1947, ở các huyện trung châu và ven biển, Uỷ ban kháng chiến tỉnh đã thành lập ba đại đội du kích tập trung liên huyện (A, C, D) trực thuộc Uỷ ban kháng chiến tỉnh. Tháng 3 năm 1947, các đội tự vệ thành, tự vệ nhà ga thị xã Thanh Hoá được tổ chức thành hai đại đội: Đại đội Hồ Chí Minh (109), Đại đội Phạm Hồng Thái (120) và Đại đội 87 cơ động trực thuộc Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh.

Các đại đội du kích tập trung ra đời, có nhiệm vụ cơ động chiến đấu trên từng khu vực, tạo điều kiện cho Trung đoàn 77 cơ động chiến đấu trên địa bàn toàn tỉnh và sẵn sàng bổ sung cho chủ lực. Để đới phó kịp thời với âm mưu của thực dân Pháp và bọn lang đạo phản động ở vùng miền núi, ngày 9 tháng 4 năm 1947, Uỷ ban kháng chiến tỉnh quyết định thành lập Uỷ ban lãnh đạo dân quân Thượng du, làm nhiệm vụ xây dựng, phát triển dân quân du kích cùng bộ đội tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1947, khi được bổ sung một số cán bộ trung đội của Trung đoàn 77 sang, ở vùng Thượng du Thanh Hố đã thành lập 2 đại đội du kích tập trung: Đại đội Cầm Bá Thước và Đại đội Hà Văn Mao, gồm đa số cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc được tuyển chọn từ các đội viên du kích huyện, xã.

Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1- 1947) về việc “Cấp tốc xúc tiến huấn luyện vũ trang và lãnh đạo dân quân”, chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Thanh Hố (2- 1947), quyết định của Chính phủ (3- 1947) đổi tên “Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia” thành “Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân tự vệ”, thành lập các Ban chỉ huy Tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân trực thuộc Uỷ ban kháng chiến các cấp, từ giữa năm 1947, cơ quan quân sự các huyện đồng bằng và trung châu cũng được hình thành. Ban tác chiến trong Uỷ ban kháng chiến các huyện đồng bằng và trung châu được chuyển thành cơ quan quân sự. Đồng chí uỷ viên quân sự trong Uỷ ban kháng chiến được chỉ định tạm thời làm

huyện đội trưởng. Huyện đội dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện.

Ngày 9 tháng 10 năm 1949, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hoá, Đặng Việt Châu ký quyết định thành lập Tỉnh đội bộ dân quân để chỉ huy thống nhất lực lượng quân sự địa phương. Từ đây, lực lượng vũ trang Thanh Hố có cơ quan chỉ đạo, chỉ huy thớng nhất và bước vào thời kỳ phát triển hình thành hai thứ quân: Bộ đội địa phương và dân quân du kích ở các làng xã. Vì vậy, đây là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá.

Kể từ khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng quân sự địa phương Thanh Hố ln được nhân dân che chở, thương yêu đùm bọc, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần nên đã không ngừng lớn mạnh, cùng nhân dân trong tỉnh góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Từ những đơn vị vũ trang đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Chi đội giải phóng quân Đinh Công Tráng - chủ lực tỉnh đến các đơn vị chủ lực huyện, sau phát triển thành các đơn vị du kích tập trung huyện, tỉnh và lực lượng bộ đội địa phương. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, lúc cao điểm, tỉnh có nhiều tiểu đồn tập trung, đại đội độc lập và các đại đội bộ đội địa phương các huyện trong toàn tỉnh. Lực lượng dân quân tự vệ ln có tỷ lệ hàng năm chiếm chiếm trên dưới 10% dân sớ tồn tỉnh, trong đó có lực lượng du kích và tự vệ chiến đấu làm nòng cớt. Lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, càng đánh, càng mạnh, càng trưởng thành, thực sự là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, lực lượng quân sự địa phương cùng với nhân dân trong tỉnh vừa làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vững chắc hậu phương Thanh Hoá, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực chiến đấu trên các

chiến trường chính, vừa đẩy mạnh xây dựng và phát triển về mọi mặt, tích luỹ tiềm lực to lớn để không ngừng đáp ứng mọi yêu cầu của chiến trường.

Trong hoạt động tác chiến, lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ với nhiều loại hình chiến đấu đa dạng, phong phú, trong mọi điều kiện, địa hình, thời tiết khác nhau và giành nhiều thắng lợi vang dội. Tính chung, trong kháng chiến chớng thực dân Pháp xâm lược, lực lượng quân sự địa phương tỉnh Thanh Hoá đã độc lập tác chiến và phối hợp cùng bộ đội chủ lực chiến đấu 1.456 trận, tiêu diệt và làm bị thương 3.391 tên, bắt 2.326 tù binh, thu 1.416 khẩu súng các loại [45, tr.19]. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, lực lượng quân sự địa phương tỉnh đã bổ sung nhiều tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương cho quân chủ lực. Thời kỳ 1945 -1954, Thanh Hố có 56.792 thanh niên tòng qn và 6.321 thanh niên xung phong, bổ sung cho chiến trường hai tiểu đoàn, 34 đại đội, 6 trung đội [45, tr.19]. Lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá còn cùng với nhân dân phục vụ các chiến dịch lớn như: Quang Trung, Hoà Bình, Thượng Lào và Điện Biên Phủ, đặc biệt, trong chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ, Thanh Hoá đã huy động tới mức cao nhất về người, phương tiện và lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của chiến dịch. Sự nỗ lực của quân và dân Thanh Hố đã đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của quân dân cả nước, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhiều đơn vị và cá nhân đã lập thành tích xuất sắc được Đảng và Nhà nước tặng 2 cờ thưởng thi đua khá nhất, hàng trăm huân, huy chương các loại, 5 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân [21, tr.70].

Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng quân sự địa phương Thanh Hố có bước phát triển vượt bậc cả về sớ lượng, chất lượng, trang bị, quy mô tổ chức và năng lực chỉ huy, chỉ đạo của cơ quan quân sự, khả năng chiến đấu của cả bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận dụng vào việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 60 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w