MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH THANH HÓA THEO TƯ

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận dụng vào việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 96 - 104)

LƯỢNG QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH THANH HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xuất phát từ thực trạng công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá hiện nay và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng lực lượng quân sự địa phương Thanh Hố đó là:

2.3.1. Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷĐảng đối với lực lượng quân sự địa phương Đảng đối với lực lượng quân sự địa phương

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân là một vấn đề có tính ngun tắc và có ý nghĩa quyết định trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về chính trị. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc bất di bất dịch, là nhân tố giữ vai trò quyết định trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời, phát triển, trưởng thành, chiến đấu và chiến

thắng của lực lượng vũ trang, đảm bảo cho lực lượng vũ trang luôn luôn mang bản chất cách mạng của Đảng, đứng vững trên lập trường giai cấp cơng nhân, hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Người khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vơ địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu phản động, sai trái, hòng hạ thấp, tiến tới xố bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đới với lực lượng vũ trang nhân dân ta, thực hiện ý đồ “phi chính trị hố” lực lượng vũ trang. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh xây dựng tổ chức Đảng các cấp vững mạnh, tăng cường nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân.

Lực lượng quân sự địa phương là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng, trực tiếp bảo vệ chính quyền và mọi thành quả cách mạng ở địa phương. Lực lượng quân sự địa phương ra đời gắn liền với phong trào cách mạng của địa phương, trải qua quá trình xây dựng và chiến đấu, nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp uỷ Đảng ở địa phương, lực lượng quân sự địa phương đã không ngừng nâng cao và giữ vững bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân và tính dân tộc, có năng lực chiến đấu giỏi, hồn thành nhiệm vụ Đảng giao cho một cách vẻ vang. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định sự tồn tại, trưởng thành và chiến thắng của lực lượng quân sự địa phương. Có đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp uỷ Đảng ở địa phương thì lực lượng quân sự địa phương mới thực sự là công cụ bạo lực trung thành và sắc bén của Đảng. Vì vậy, vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là cấp uỷ Đảng ở địa phương đối với lực lượng quân sự địa phương.

Thường xuyên củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là của các cấp uỷ Đảng đối với lực lượng quân sự địa phương là một vấn đề có tính ngun tắc, đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn của cơng tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở Thanh Hố hiện nay. Thực tiễn cơng tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở Thanh Hoá hiện nay cho thấy, ở địa phương, cơ sở, dù khó khăn đến đâu, nhưng nếu cấp uỷ, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì ở đó làm tớt cơng tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương, lực lượng quân sự địa phương được tổ chức chặt chẽ, huấn luyện chu đáo và hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu nơi nào, cấp uỷ, chính quyền địa phương, cơ sở chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì dù điều kiện có thuận lợi nhưng chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở đó cũng vẫn thấp.

Để giữ vững và cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với lực lượng quân sự địa phương, trước hết cần phải tạo được sự thống nhất về nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là cấp uỷ cơ sở đới với cơng tác qn sự, q́c phòng nói chung và công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương nói riêng. Cần thấy rõ, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với lực lượng quân sự địa phương vừa là nguyên tắc, vừa là yêu cầu thường xuyên, cấp thiết, là nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương. Do đó, các cấp uỷ Đảng ở địa phương cần đề cao trách nhiệm, có chủ trương, biện pháp phù hợp. Hằng năm, cấp uỷ Đảng phải có nghị quyết chuyên đề về qn sự, q́c phòng, trong đó có cơng tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương, đề ra biện pháp thiết thực, trên cơ sở đó cơ quan quân sự triển khai thực hiện, xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện và hoạt động

Hai là, phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng

chỉnh đớn Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảng bộ quân sự các cấp để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các cấp uỷ, các tổ chức Đảng đủ sức lãnh đạo

lực lượng quân sự địa phương thực hiện mọi nhiệm vụ. Cấp uỷ các cấp cần tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 khố X về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” và Nghị quyết 147 - NQ/ĐU ngày 4/4/2008 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội”; gắn xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cấp uỷ với cán bộ chủ trì, xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên. Các tổ chức đảng cần duy trì nghiêm nền nếp, chế độ, nguyên tắc sinh hoạt, nhất là nền nếp sinh hoạt của cấp uỷ, chi bộ, sinh hoạt ra nghị quyết, tự phê bình và phê bình; đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ viên, đảng viên, phát huy trí tuệ tập thể trong xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết. Đi đôi với tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, cấp uỷ các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác phát triển Đảng, đặc biệt là công tác phát triển Đảng trong lực lượng dân quân tự vệ; đồng thời, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tiêu chuẩn, vi phạm tư cách đảng viên, làm trong sạch nội bộ Đảng.

Ba là, gắn cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng với tiếp tục đẩy

mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các cấp uỷ cần rà sốt những mặt làm được, những mặt chưa làm được hoặc những chuyển biến chậm trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm ương đạo đức Hồ Chí Minh” để có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung khắc phục, làm rõ khuyết điểm và nguyên nhân, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện cuộc vận động. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới, của tổ chức đối với cá nhân trong khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, tồn tại để phấn đấu giữ gìn tư cách đảng viên.

2.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tưtưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ

Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Hồ Chí Minh ln căn dặn phải quán triệt quan điểm “người trước, súng sau”, công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải đi trước một bước, nhằm làm cho cán bộ chiến sĩ có lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân, thông suốt với nhiệm vụ, có tinh thần và ý chí chiến đấu cao, dám đánh và quyết thắng, tin tưởng mãnh liệt vào chiến thắng. Người nói: “Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lơ cớt đều do tay anh em đội viên làm. Nếu anh em tư tưởng vững, chính trị vững, kỹ thuật khá, thân thể khoẻ mạnh thì nhất định thắng” [36, tr.320]; “toàn thể cán bộ, chiến sĩ cần phải học tập cả chính trị, quân sự và văn hoá, cần phải nâng cao lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân, cần phải nắm vững đường lối quân sự của Đảng, ra sức rèn luyện kỹ thuật và chiến thuật, cần phải luôn nâng cao cảnh giác bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân” [39, tr.495].

Trong tình hình hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lới sớng cho cán bộ chiến sĩ chính là một biện pháp đặc biệt quan trọng đối với công tác xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, xây dựng lực lượng qn sự địa phương ở Thanh Hố nói riêng. Tính chất quan trọng của biện pháp này khơng chỉ ở chỡ nó nhằm xây dựng chính trị tư tưởng cho lực lượng quân sự địa phương, xây dựng và không ngừng bồi đắp bản chất giai cấp công nhân, lòng trung thành đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho lực lượng quân sự địa phương, mà còn tạo ra sự miễn dịch cần thiết, tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các tư tưởng phi vô sản vào các cán bộ, chiến sĩ. Giáo dục chính trị tư tưởng là biện pháp đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các cấp, các đơn vị lực lượng quân sự địa phương.

Thực tế cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lới sớng cho lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá hiện nay mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng vẫn chưa ngang tầm với sự phát triển của tình hình. Nên một bộ phận cán bộ, chiến sĩ chưa đề cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu; ý thức rèn luyện và tinh thần trách nhiệm xây dựng đơn vị còn hạn chế, chưa khắc phục được tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở Thanh Hoá nhằm xây dựng lực lượng quân sự địa phương vững mạnh toàn diện, trước hết là vững mạnh về chính trị, tư tưởng thì các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan quân sự các cấp cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức lới sớng cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng quân sự địa phương với các biện pháp cụ thể đó là:

- Phải đẩy mạnh hơn nữa việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lới, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đến tất cả cán bộ, chiến sĩ. Quán triệt sâu sắc cho mọi cán bộ chiến sĩ nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX, Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ X của Đảng. Đây là yêu cầu cơ bản thường xuyên, là những nội dung có tầm quan trọng hàng đầu để tạo nên sự thớng nhất về chính trị, tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho lực lượng quân sự địa phương, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về tình hình, mục tiêu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Trong giáo dục, phải làm rõ cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đúng đắn âm mưu thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế q́c và các thế lực thù địch để đề cao cảnh giác, có sức đề kháng cao, khơng mắc mưu hoặc để cho địch lợi dụng chống phá, kiên quyết

đấu tranh chống các luận điệu chiến tranh tâm lý, chia rẽ Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội, chia rẽ khới đồn kết tồn dân.

- Phải khơi dậy mạnh mẽ ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân nhằm tạo động lực để đi đến giác ngộ giai cấp, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng cho mọi cán bộ chiến sĩ, nhất là đối với chiến sĩ mới. Giáo dục cho học tinh thần yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, thì cũng đồng thời là chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, sự giác ngộ về lý tưởng là yếu tố rất quan trọng để cán bộ, chiến sĩ cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng, đồng thời là yếu tố cơ bản để cán bộ, chiến sĩ có thể đề kháng, khắc phục và đấu tranh với những tác động tiêu cực của điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.

- Phải đa dạng hóa các hình thức giáo dục chính trị tư tưởng, kết hợp giáo dục cơ bản với giáo dục thường xuyên và giáo dục truyền thống. Khắc phục tư tưởng học để đới phó với kiểm tra, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ chiến sĩ, trước hết là sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên; củng cớ tinh thần đồn kết nội bộ trong các đơn vị, đoàn kết quân dân, đoàn kết giữa cán bộ với chiến sĩ. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ cần thực hiện nghiêm túc Luật Thi đua - Khen thưởng, Quy chế Thi đua - Khen thưởng, đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với việc đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đới với tất cả các đơn vị, các cán bộ, chiến sĩ.

2.3.3. Tiếp tục kiện toàn tổ chức biên chế, đảm bảo lực lượng quânsự địa phương Thanh Hoá có cơ cấu hợp lý sự địa phương Thanh Hoá có cơ cấu hợp lý

Sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, của lực lượng quân sự địa phương nói riêng thể hiện ở sự vững mạnh về chính trị, tư

tưởng, tổ chức và trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Người đã đề cập đến cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân ta là gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, tự vệ. Đây là hình thức tổ chức thích hợp với yêu cầu và phương pháp cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt nam. Trong cơ cấu lực lượng vũ trang 3 thứ qn, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh đến mới quan hệ và tính hợp lý cân đới giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích tự vệ.

Lực lượng quân sự địa phương là bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang 3 thứ quân gồm: bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong xây dựng lực lượng quân sự địa phương Thanh Hoá, cùng với xây dựng về chính trị, tư

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận dụng vào việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w