Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tỉnh bình phước (Trang 39 - 45)

C ây ăn trá

4.2.1. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng

Keo lai ở tỉnh Bình Phước được trồng trên nhiều địa điểm với những điều kiện địa hình và thổ nhưỡng khác nhau. Phân bố vị trí các ơ tiêu chuẩn rừng trồng Keo lai với tuổi khác nhau trên bản đồđược thể hiện như hình 4.1

Hình 4. 1: Phân bố các ÔTC trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Một số chỉ tiêu thống kê về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng ở các ơ tiêu chuẩn được trình bày trong bảng 4.2. Số liệu cho thấy trong số 27 ơ tiêu chuẩn có 8 ơ ở đất xám trên phù sa cổ (X), 3 ô ở đất nâu đỏ trên đá bazan

(Fk), 6 ô ở đất nâu vàng trên đá bazan (Fu), 4 ô ở đất đỏ vàng trên đá phiến (Fs), 8 ô ở đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp. Kết quả điều tra phẩu diện và phân tích một số chỉ tiêu thổ nhưỡng tại Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam được tổng hợp ở bảng 4.2 cho thấy những loại đất này có một số đặc điểm chủ yếu như sau:

- Đất xám trên phù sa cổ (X): Có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình (thịt pha sét - cát đến thịt pha sét), chua, hàm lươngc̣ dinh dưỡng thấp,

pHH2O khoảng 4,4 – 5,3, pHKCl khoảng 4,0 - 4,5, mùn tổng số (OM) 2,9 – 3,6 %, Đạm tổng số (Nts) từ 0,12 - 0,29 %, Lân tổng số (Pts) từ 0,038 - 0,067 %, Kali tổng số (K2O) từ 0,053 – 0,25 %

- Đất nâu đỏ (Fk) và nâu vàng trên đá bazan (Fu) có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi xốp, thịt pha sét tới sét, cấp hạt sét chiếm đến 45-55 %, chua, giầu mùn (mùn tổng số từ 2,5 – 5,5%), đạm tổng số từ 0,18 - 0,36 %, lân tổng số từ 0,048 - 0,117% và nghèo kali tổng số từ 0,057 - 0,60 %, pHH2O từ 4,4 – 5,0, pHKCl từ 3,7 – 4,5.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu tượng tảng cục sắc cạnh, chặt. Cấp hạt sét chiếm đến 45 - 55 % và lên đến 60% ở tầng tích tụ. Đất chua, mùn, đạm trung bình, nghèo lân và nghèo kali, pHH2O từ 4,5 – 6,6, pHKCl từ 3,6 – 4,2, mùn từ 3,6 – 4,2% Đạm tổng số (Nts) từ 0,19 - 0,25%, Lân tổng số (Pts) từ 0,066 - 0,071%, Kali tổng số (K2O) từ 0,059 – 0,805% .

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) có thành phần cơ giới thiṭnhẹ đến thiṭtrung bình, chua, hàm lươngc̣ dinh dưỡng tương đối thấp, CEC, Cation kiềm trao đổi và BS thấp, pHH2O khoảng 4,2 – 5,0, pHKCl khoảng 3,7 – 4,5, mùn 2,0 – 2,9%. Đạm tổng số (Nts) từ 0,07% - 0,18%, Lân tổng số (Pts) từ 0,064% - 0,071%, Ka ly tổng số (K2O) từ 0,071% – 0,25%

Bảng 4.2: Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng ở các ô tiêu chuẩn TT Loại Độ đất cao (m) 1 Fp 84 2 X 79 3 Fp 79 4 Fp 89 5 X 53 6 X 60 7 Fp 64 8 X 67 9 Fs 352 10 Fu 139 11 Fu 137 12 Fu 136 13 Fu 140 14 Fk 132 15 Fp 98 16 Fp 66 17 Fs 91 18 Fu 129 19 X 98 20 X 48 21 X 48 22 Fk 305 23 Fu 377 24 Fp 75 25 Fk 292 26 Fs 110 27 Fs 88

(Nguồn: Trần Quốc Hồn, Mai Đình Lương, 2012)

Phân tích số liệu điều tra đất trên các ô tiêu chuẩn cho phép đi đến một số nhận xét về rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước như sau:

- Được trồng từ khoảng 50 m đến 300 m, độ dốc từ 0 đến 30 độ. Tuy nhiên chủ yếu độ dốc từ 0 đến 10 độ. Độ dốc ở các loại đất Fk, Fu và Fs trên đồi núi thấp lớn hơn độ dốc trên đất X và đất Fp trên bậc thềm phù sa cổ. - Đất trồng Keo tương đối dày, trong 27 ơ tiêu chuẩn điều tra chỉ 1 ơ có bề dày tầng đất là 66 cm, còn lại tất cả đều xấp xỉ 100 cm trở lên. Đất nâu đỏ trên đá bazan và đất xám trên phù sa cổ dày hơn đất trên phiến thạch sét hoặc sa thạch. Đất bazan trung bình dày tới 150 cm, trong khi đó đất trên phiến thạch trung bình chỉ dày xấp xỉ 100 cm. Độ dày tầng đất được minh họa tại hình 4.2.

Hình 4.2: Bề dày tầng đất trung bình ở các loại đất dưới rừng Keo lai

- Tỷ lệ đá lẫn trên đất trồng Keo thấp, ở các ô tiêu chuẩn tỷlê c̣này không quá 5%. Tuy nhiên tỷ lệ kết von lại tương đối cao, có những nơi trung bình tới 50%, thậm chí 70%.

Tọa độ X = 663549; Y = 1298843 X= 663635; Y= 1298983

(Nguồn: Trần Quốc Hồn, Mai Đình Lương, 2012)

Hình 4.3: Phân bố của kết von trong phẫu diện đất ở một số ÔTC

Tỷ lệ kết von cao và phân bố thành tầng chứng tỏ đất ở nơi trồng Keo lai phần lớn đã qua canh tác nông nghiệp hoặc bỏ hố lâu dài và tình trạng phân bố mưa theo mùa rất rõ rệt. Sự di động mạnh mẽ của hydroxyt sắt và nhôm từ dưới lên trên trong mùa khô là nguyên nhân chủ yếu của kết von ở đây. Kết von thường tạo thành lớp ở tầng B đơi khi có măṭcả ở tầng A3 vàtrở thành một yếu tố ngăn trở sự phát triển của hệ rễ (hình 4.3) và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

- Thành phần cơ giới của đất trồng Keo ở Bình Phước chủ yếu là thịt trung bình, thịt nặng và sét. Phần lớn các ơ tiêu chuẩn có cấp thành phần cơ giới từ cấp 4 trở lên. Độ xốp đất dưới rừng tương đối cao. Trên tầng mặt phần lớn độ xốp đạt trên 55 %, cá biệt có ơ tiêu chuẩn đạt tới 70 %.

- Đất dưới rừng Keo thuộc loại đất chua có độ pHH2O từ 4,5 đến 6,0; độ pHKCl trung bình từ 4,1-5,0. Đất nâu đỏ trên đá ba zan (Fk) và đất xám trên phù sa cổ (X) có pH thấp nhất, biểu hiện chua khá rõ khi thực bì xuất hiện

nhiều những loại cây chỉ thị đất chua thuộc họ sim, mua (Myrtaceae). Nhìn chung, đây là những loại đất đã trải qua mất rừng tự nhiên trong thời gian dài. - Hàm lượng mùn tổng số trong đất thường ở mức nghèo đến trung bình, chúng dao động từ 2,0 đến 5,0 %. Chỉ có 6 ơ tiêu chuẩn có hàm lượng mùn trong đất vượt quá 4,0 %. Dưới các loại đất phù sa cổ hàm lượng mùn thường thấp hơn những loại rừng khác.

Hình 4.4: Đất nâu vàng trên bazan

(Tọa độ: X = 737006 m; Y= 1330861m)

Hình 4.5: Đất nâu vàng trên phù sa cổ

(Tọa độ: X = 671243 m; Y =1273875 m)

(Nguồn: Trần Quốc Hồn và Mai Đình Lương,2012)

Mức độ bạc màu nhiều hơn của đất phù sa cổ có thể được giải thích bởi đây là những vùng tương đối bằng phẳng. Chúng đã từng được khai thác để trồng cây nông nghiệp trong thời gian dài, đã bị bạc màu trước khi trồng rừng Keo lai. Màu sắc của các tầng đất ở vùng phù sa cổ thường nhạt hơn ở các vùng đất ba zan hoặc đất trên đá phiến. Điều này thểhiêṇ rõqua quan sát phâũ diêṇ BP 39 và BP107 (hình 4.4 và hình 4.5).

- Hàm lượng đạm, lân và kali trong đất: kết quả phân tích các mẫu đất trên các ơ tiêu chuẩn được tổng hợp, trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3: Hàm lượng đạm, lân và kali trong đất trồng Keo lai

Loại đất Fk Fp Fs Fu X

Ghi chú: Nts: đạm tổng số; Pts: lân tổng số; Kts: kali tổng số

Hàm lươngc̣ các chất dinh dưỡng trong đất trồng Keo lai từ thấp đến

trung binh̀ thấp. Hàm lượng đạm tổng số cao nhất trong đất nâu vàng trên bazan (Fu), tiếp đó là đất nâu đỏ trên ba zan (Fk), thấp nhất là trong đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); lân tổng số cao nhất trong đất nâu vàng trên bazan (Fu), thấp nhất trong đất xám trên phù sa cổ (X); kali tổng số cao nhất trong đất nâu đỏ trên ba zan (Fk) và thấp nhất là trong đất xám trên phù sa cổ (X). Qua đó có thể thấy, đất Fk và Fu có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và khá cân đối, đất Fs và X đều nghèo.

Nhìn chung, đất trồng Keo ở Bình Phước khá tốt, địa hình tương đối bằng phẳng, tầng đất dày, hàm lượng mùn ở mức trung bình. Đặc điểm thổ nhưỡng ở các khu vực có sự biến động mạnh. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng đến sinh trưởng Keo lai và lựa chọn những vùng trồng thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tỉnh bình phước (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w