Chọn đất thích hợp để trồng rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tỉnh bình phước (Trang 77 - 83)

C ây ăn trá

4.4.3. Chọn đất thích hợp để trồng rừng

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy loại đất và điều kiện lập địa nói chung ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng cây rừng, nó có thể làm tăng sinh trưởng thêm 40 %, hoặc giảm sinh trưởng đi 30 %. Vì vậy, chọn lập địa trồng rừng là biện pháp kỹ thuật đầu tiên để đảm bảo năng suất của rừng trồng. việc lựa chọn lập địa trồng Keo lai có thể áp dụng các phương pháp dưới đây

4.4.3.1 Chọn theo loại đất hoặc những dấu hiệu định tính về điều kiện lập địa a. Chọn theo loại đất

Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy các loại đất trồng rừng Keo lai thích hợp nhất ở Bình Phước là đất nâu đỏ trên đá bazan, sau đó là các loại đất xám trên phù sa cổ, nâu vàng trên phù sa cổ. Các loại đất ít thích hợp nhất với Keo lai là đất đỏ vàng trên đá phiến. Khi trồng rừng Keo lai nên ưu tiên chọn những loại đất hạng nhất và hạng hai. Căn cứ diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở bảng 2.2, ta có số liệu về diện tích cụ thể từng hạng đất nếu quy hoạch trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước như bảng 4.15.

Bảng 4.15: Tiềm năng đất trồng Keo lai Huyện, thị xã Bù Gia mập Bù đăng Lộc ninh Bù đốp Hớn quản Bình long Chơn thành Đồng phú Đồng xồi Phước long Tổng

Như vậy, Bình phước có thể quy hoạch trồng rừng Keo lai trên 637.078,74 ha chiếm 92,71% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó có 300.429,88 ha đất hạng I (chiếm 47,16%), 262.838,92 ha đất hạng II (chiếm 41,26%) và 73.089,85 ha đất hạng III chiếm 11,59%). Tuy nhiên nếu coi đất nâu đỏ trên

đá bazan (Fk) là loại đất quý ưu tiên để phát triển các lồi cây có giá trị kinh tế cao hơn, thì có thể phát triển lồi cây này trên đất hạng II với diện tích 262.838,92 ha và tập trung tại các huyện Bù gia mập, Bù đăng, Bù đốp, Lộc ninh, Hớn quản, Chơn thành, Đồng phú. Đối với đất hạng III, nếu muốn trồng Keo lai cần phải có những biện pháp thâm canh thích hợp để cải thiện các tính chất đất ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây rừng.

b. Chọn theo dấu hiệu định tính về điều kiện lập địa

Có thể căn cứ vào những dấu hiệu định tính về điều kiện lập địa để chọn đất trồng Keo lai. Theo kết quả nghiên cứu trên thì đất thích hợp với Keo lai là đất dày, ít hoặc khơng có kết von và đá lẫn, đất tơi xốp, có hàm lượng mùn từ khá trở lên. Những đất có kết von hoặc hàm lượng mùn thấp, chai cứng thì cần áp dụng những biện pháp làm đất và bảo vệ đất thích hợp để đảm bảo năng suất rừng.

4.4.3.2. Chọn đất trồng rừng bằng chỉ tiêu định lượng

a. Chọn đất trồng rừng Keo lai thông qua chỉ số tương đối của chiều cao

Việc chọn đất trồng rừng có thể căn cứ vào kết quả xác định chỉ số tương đối của chiều cao cây rừng Hilt.

Từ phương trình (4.7) xác định Hilt đã lập ở phần trên:

Hilt = -0.30755 + 0.001609*D - 0.00577*K + 0.01861*X + 0.055621*M- 0.01175*Da

Trong đó: D là bề dày tầng đất tính bằng centimet, K là tỷ lệ kết von tính bằng phần trăm, X là độ xốp đất tính bằng phần trăm, M là hàm lượng mùn trong đất tính bằng phần trăm, Da là tỷ lệ đá lẫn tính bằng phần trăm.

Sau khi điều tra đất để xác định các tính chất vật lý và hố học trên, thay vào phương trình để xác định chỉ số tương đối (Hlt) của chiều cao cây rừng. Nếu chỉ số Hilt lớn hơn hoặc bằng 1.1 thì là đất tốt để trồng rừng Keo

lai, nếu Hilt có giá trị từ 0.9 đến 1.1 - là đất trung bình để trồng Keo lai, nếu Hlt nhỏ hơn 0.9 - là đất xấu đối với trồng Keo lai.

b. Chọn đất trồng rừng Keo lai thơng qua dự đốn sinh trưởng

Căn cứ vào chỉ số Hilt tính được để dự đốn sinh trưởng chiều cao Keo lai (Hvnilt) ở từng tuổi khác nhau (A) theo cơng thức đã trình bày ở phần trên

Hvnilt = Hvnipt*Hilt, trong đó: Hvnipt = 5.0026*ln(A)+4.4146

Đường kính được xác định qua hàm thực nghiệm liên hệ của nó với chiều cao và tuổi cây rừng: D1.3m = 1.1293 + 1.1938*A + 0.4761*Hvn , R = 0.97

Sau đó tính trữ lượng rừng M (m3/ha) theo cơng thức: M = 0.5*Hvnlt*D21.3m*3.1416*N/40000.

Trong đó: 0.5 là hình số giả định của cây Keo lai, Hvnilt là chiều cao cây rừng dự đốn theo tuổi và điều kiện lập địa (tính bằng mét), D1.3m là đường kính thân cây tính theo phương trình thực nghiệm liên hệ giữa chiều cao và mật độ rừng trồng (tính bằng centimet), N là mật độ rừng trồng (tính bằng cây/ha).

Bảng 4.16: Chiều cao trung bình cây Keo lai trên những loại đất chủ yếu

Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Theo phương pháp xác định trữ lượng đã trình bày ở trên và giả thiết là mật độ trồng Keo lai bằng mật độ trung bình tính được từ tất cả các ơ tiêu chuẩn hiện nay là 1250 cây/ha, đề tài xác định được sinh trưởng và trữ lượng của rừng trồng Keo lai trên các loại đất chủ yếu theo tuổi, số liệu trình bày trong bảng 4.16.

Bảng 4.17: Đường kính trung bình cây Keo lai trên các loại đất chủ yếu

Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bảng 4.18: Trữ lượng rừng Keo lai trên các loại đất chủ yếu

Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Từ trữ lượng rừng có thể xác định được hiệu quả kinh tế thu được bằng tiền ở mỗi tuổi khác nhau khi trồng Keo lai, theo phương pháp tính lợi ích và chi phí. Trên cơ sở so sánh hiệu quả trồng Keo lai với hiệu quả trồng những loài cây khác để quyết định chọn trồng Keo lai hay không và chu kỳ kinh doanh là bao nhiêu năm.

Chương 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tỉnh bình phước (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w