Đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo la

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tỉnh bình phước (Trang 52 - 58)

C ây ăn trá

4.3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng trồng Keo la

Số liệu điều tra các ÔTC được ghi tại phụ biểu 1, một số chỉ tiêu điều tra cấu trúc rừng Keo lai thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu điều tra ở các ô tiêu chuẩn Keo lai

STT N (cây/ha) 1 1100 2 1100 3 1100 5 1428 6 1428 7 1100 8 1100 9 1200 10 1440 11 1700 12 1280 13 1380 14 1620 15 1428 16 1428 17 1400 18 1428 19 1100 20 1100 21 1100 22 1285 23 840 24 1428 25 650 26 672 27 1016 Max 1700 Min 650

Số liệu ở bảng trên cho thấy Keo lai trồng ở Bình Phước có những tuổi khác nhau. Những nơi có tuổi cao nhất tới 9 năm, nơi có tuổi thấp nhất là 1 năm. Mật độ rừng trồng từ 650 đến 1700 cây/ha, phổ biến là 1100 cây/ha. Từ bảng trên đề tài phân tích một số chỉ tiêu về cấu trúc của rừng trồng Keo lai như sau

- Chiều cao cây rừng

Chiều cao cây rừng dao động lớn, từ 1.5 đến 15.3 m. Sự khác biệt về chiều cao cây rừng giữa các ô tiêu chuẩn được thể hiện rõ ở hình 4.11.

18 Hvn (m) Hvn (m) 16 Hdc (m) 14 12 10 8 6 4 2 0 1 2 3

Chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành biến đổi tương đối đồng điệu nhau. Quan hệ giữa hai chỉ tiêu này là đồng biến. Có thể xác định được chiều cao dưới cành qua chiều cao vút ngọn của mỗi ơ tiêu chuẩn. Phương trình liên hệ giữa chiều cao dưới cành và chiều cao vút ngọn được thể hiện ở hình 4.12.

Hdc (m) 10 7 6 5 4 3 2 1 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Hvn(m) 18

Hinh̀ 4.12: Liên hệ giữa chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành của Keo lai

Liên hệ giữa chiều cao vút ngọn với chiều cao dưới cành tương đối chặt chẽ chứng tỏ đặc điểm tỉa cành của Keo lai ở các khu vực là như nhau và những biện pháp chăm sóc tỉa cành ở các ơ tiêu chuẩn là tương tự nhau. Thực ra, theo kết quả phỏng vấn thì từ năm thứ 2 người ta không áp dụng biện pháp tỉa cành, mà chiều cao dưới cành chủ yếu được tạo nên bởi tỉa cành tự nhiên.

-Quan hệ đường kính và chiều cao cây rừng

Đường kính cây rừng ở các ơ tiêu chuẩn cũng dao động trong phạm vi rộng, từ 1.3 - 26.1 cm. Đường kính cây rừng liên hệ khá chặt với chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành. Dạng liên hệ giữa các đại lượng này được thể hiện ở hình sau. D1.3m (cm) 30.0 15.0 10.0 5.0 0.0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Hvn(m) 18

30.025.0 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 0

Hinh̀ 4.14: Liên hệ giữa đường kính và chiều cao dưới cành ở các ƠTC Keo

Phân tích mối liên hệ giữa đường kính và chiều cao cây rừng có thể được thể hiện qua nhiều dạng hàm tương quan. Tuy nhiên để áp dụng thuận tiện trong thực tế chúng tôi lựa chọn dạng tương quan đường thẳng, mà hệ số tương quan vẫn đảm bảo độ chặt. Kết quả cho thấy liên hệ giữa đường kính với chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành đều khá chặt, hệ số tương quan đều lớn hơn 0.7, liên hê c̣giữa đường kính với chiều cao vút ngọn biểu hiện chặt hơn.

-Quan hệ giữa đường kính với chiều cao và tuổi

Trong thực tế đường kính cây rừng khơng chỉ phụ thuộc vào chiều cao vút ngọn mà còn phụ thuộc vào tuổi rừng. Mối quan hệ giữa D1.3m với chiều cao vút ngọn và tuổi được thể hiện theo phương trình

D1.3m = 1.1293 + 1.1938*tuoi + 0.4761*Hvn, R2 = 0,9452 (4.1)

Nếu đặt hệ số K1 = 1.1293+1.1938*tuổi+0.4761*Hvn là chỉ số tổng hợp của tuổi và chiều cao vút ngọn cây rừng thì liên hệ của đường kính với chỉ tiêu K1 chặt chẽ hơn với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn cây rừng (hình 4.15), với hệ số xác định tăng thêm 0,21. Liên hệ giữa đường kính với K1 được thể hiện tại hình 4.15

15.0

10.0

5.0

0.00 0

Hinh 4.15: Phụ thuộc của đường kính vào chiều cao và tuổi rừng

Như vậy, với mật độ cây rừng phổ biến như hiện nay, thì độ chính xác của dự đốn đường kính cây rừng theo cả chiều cao vút ngọn và tuổi cây rừng sẽ tăng thêm xấp xỉ 21 % so với chỉ dự đoán theo chiều cao vút ngọn. Phương trình để xác định đường kính cây rừng theo chiều cao và tuổi với độ chính xác cao có dạng như sau

D1.3m = 1.0001*K1 - 9*10-6 (4.2)

-Độ tàn che

Độ tàn che rừng trồng Keo lai ở các ô nghiên cứu dao động từ 10% đến 85%. Nó có liên hệ khá chặt chẽ với chiều cao và mật độ cây rừng. Mối liên hệ giữa độ tàn che với chiều cao và mật độ cây rừng được thể hiện bằng phương trình sau

TC = 12.806 + 0.003259*N + 4.126*Hvn (4.3)

Trong đó: TC là độ tàn che (%), N là mật độ (cây/ha), Hvn là chiều cao vút ngọn (m)

Đây là phương trình tương quan tuyến tính nhiều lớp. Nếu ta đặt K2 = 12.806 + 0.003259*N + 4.126*Hvn thì có thể đưa phương trình này về dạng

TC = 51.054Ln(K2) - 146.13 (4.4)

Trong đó: Ln là logarit tự nhiên

Mối liên hệ này được thể hiện rõ hơn ở hình 4.16

TC (%) 90 90 80 TC = 51.054Ln(K2) - 146.13 R2 70 60 50 40 30 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 K2 =12.806+0.003259*N+4.126*Hvn

Hinh̀ 4.16: Liên hệ của độ tàn che rừng với chiều cao vút ngọn và mật độ cây rừng

-Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi

Số liệu cũng cho thấy dưới rừng Keo lai ở Bình Phước khơng có cây bụi. Độ che phủ của cây bụi ở tất cả 27 ô tiêu chuẩn đều bằng không. Tuy nhiên, độ che phủ của thảm tươi lại khá dày đặc, nó dao động từ 5 - 95 %. Độ che phủ của thảm tươi phụ thuộc chủ yếu vào độ tàn che tầng cây cao. Tuy nhiên, liên hệ giữa hai đại lượng này khơng thật sự chặt chẽ (hình 4.15). Ngun nhân có thể liên quan đến tình trạng chăm sóc và phịng chống cháy bằng phương pháp đốt hàng năm dưới rừng trồng Keo ở địa phương.

10090 90 80 70 60 50 40 30 R2 = 0.5377 20 10 0 0

Hinh̀ 4.17. Liên hệ giữa độ che phủ của TTCB và độ tàn che TCC ở rừng Keo lai

Những phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu điều tra lâm phần rừng trồng Keo lai liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Đường kính cây rừng, chiều cao dưới cành và độ tàn che rừng đều có liên hệ chặt với chiều cao vút ngọn. Vì vậy, có thể sử dụng chiều cao vút ngọn để phản đặc điểm sinh trưởng cây rừng. Tuy nhiên, chiều cao vút ngọn cũng như một số chỉ tiêu điều tra khác đều phụ thuộc một phần vào mật độ cây rừng. Vì vậy, khi phân tích đặc điểm sinh trưởng của cây rừng ở những điều kiện lập địa khác nhau có thể sử dụng chỉ tiêu chiều cao vút ngọn để làm chỉ tiêu phản ảnh sinh trưởng của rừng nói chung, nhưng phải được tính đến ảnh hưởng của cả mật độ cây rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng keo lai ở tỉnh bình phước (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w