Đặc điểm địa hìn h địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

2.2. Đặc điểm địa hìn h địa mạo

Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình vùng ĐB QT-TTH bị biến đổi khơng ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Vùng núi và gò đồi thuộc đới nâng trong giai đoạn hoạt động tân kiến tạo được đặc trưng bởi q trình xâm thực, bóc mịn, rửa trơi; vùng ĐB ven biển - nơi xảy ra q trình tích tụ thuộc vùng sụt lún. Hình thái địa hình vùng ĐB QT-TTH chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trùng với đường kéo dài của đoạn bờ biển ở phía Đơng. Theo các tài liệu nghiên cứu trong vùng (Lê Đức An và nnk, Đặng Văn Bào nnk…), dựa vào nguồn gốc sinh thành và hình thái: vùng nghiên cứu được phân thành các kiểu địa hình: địa hình đồi núi thấp kiến tạo, xâm thực, bóc mịn, tích tụ ở phía Tây; ĐB tích tụ, mài mịn, xâm thực ở trung tâm và đầm lầy tích tụ ven biển với đầm phá, cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ ở phía Đơng [1], [2], [4], [5].

a) Địa hình đồi núi thấp kiến tạo, bóc mịn, xâm thực và tích tụ: phát triển trên khu vực

nâng tân kiến tạo hiện đại, phân bố rải rác ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Tây Đông Hà, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, ven sơng Hữu Trạch, phía Tây thành phố

Huế... khu vực này tiếp giáp ĐB duyên hải với độ cao (10-50m). Sườn đồi có độ dốc từ 50-150.

b) Địa hình đồng bằng tích tụ, mài mịn, xâm thực: phát triển trên các khu vực sụt lún tân

kiến tạo, chủ yếu được hình thành từ Pliocen - Đệ Tứ. Xét theo diện phân bố, tham gia vào cấu tạo bề mặt ĐB có trầm tích bột sét sơng biển Holocen (hệ tầng

Phú Bài, Phú Vang), sau đó là trầm tích cát biển Pleistocen (hệ tầng Phú Xuân) và Holocen (hệ tầng Nam Ơ), ít hơn có trầm tích cuội, cát, bột, sét đa nguồn gốc ở ven rìa đồng bằng. Dựa vào thành phần, mức độ nén chặt, tuổi của trầm tích và xu thế biến đổi độ cao mặt đất, ĐB duyên hải Quảng Trị -Thừa Thiên Huế thuộc ĐB đầm phá được lấp đầy chưa hoàn thiện [1], [2], [4], [5]. Về đặc điểm phân bố, ĐB duyên hải trải dài theo hướng Tây Bắc-Đơng Nam. Từ phía Tây Nam về phía đầm phá độ cao mặt đất có xu thế giảm dần từ 15-10m xuống 2-1m. Bề mặt nghiêng thoải về phía Đơng Bắc và Đơng Nam của ĐB bị biến động do sự xuất hiện những trảng cát nội

đồng và những đầm phá, rạch biển, tàn dư dưới dạng trằm bàu. Vào mùa mưa lũ nước ngầm từ trảng cát chảy thành dòng lớn, mang theo cát bụi vùi lấp ruộng đồng xung quanh và đầm phá kế cận. Trảng cát phân bố luân phiên với trằm bàu theo hướng Tây Bắc-Đông Nam ở Hải Lăng, Phong Điền, Quảng Điền là dấu tích của những dãy đê cát ngầm và máng trũng cổ được hình thành vào thời đoạn biển tiến Holocen cực đại vào ĐB trước đây. Cát trắng xám Nam Ô là thành phần chính tạo nên trảng cát nội đồng khá bằng phẳng dạng bậc thềm, cao 5-10m ở Triệu Phong, Hải Lăng, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Trên trảng cát cũng thường phát triển thực vật thân bụi.

Cũng giống như nhiều ĐB duyên hải miền Trung khác, địa hình ĐB duyên hải Quảng Trị - Thừa Thiên Huế đang bị biến đổi hàng năm, trong đó vùng ven sơng, ven đầm phá bị tác động mạnh hơn cả. Trước hết là dịng chảy lũ gây xói lở mạnh những đoạn bờ sơng cấu tạo từ đất cát, bột, sét mềm yếu, bồi lấp lịng sơng và lãnh thổ kế cận ven sông vùng hạ lưu sơng Bến Hải, sơng Cánh Vịm, sơng Vĩnh Phước, sơng Ơ Lâu, sơng Bồ, sông Hương, đồng thời kéo dài thời gian ngập lụt (đến 5-10 ngày) những vùng ĐB thấp trũng.

c) Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ tích tụ, mài mịn và xâm thực:

Trên lãnh thổ Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, tiếp nối sau ĐB duyên hải, lần lượt gặp đầm phá, sau đó là dãy cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Đầm phá, cồn cát chắn bờ và biển ven bờ tuy khác nhau về hình thái và vị trí phân bố, nhưng lại có quan hệ tương hỗ, quyết định lẫn nhau trong suốt q trình hình thành tồn bộ hệ thống lãnh thổ này. Do vậy, có thể xem lãnh thổ bao gồm đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ thuộc cùng một địa hệ và được gọi là đới ven bờ. Trong vùng nghiên cứu có các đầm phá lớn như: Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm An Cư; Phá Tam Giang; Đầm Thủy Tú; Đầm Cầu Hai; Đầm An Cư (Lập An, Lăng Cô).

d) Địa hình cồn đụn cát chắn bờ tích tụ, mài mịn, xâm thực (đầm lầy tích tụ

ven biển): nằm xen giữa ĐB duyên hải hoặc đầm phá bên trong và biển Đơng, ở bên

ngồi là dãy cồn đụn cát chắn bờ kéo dài theo hướng chung Tây Bắc-Đơng Nam. Địa hình cồn cát và đụn cát phát triển dọc ven biển từ vùng nghiên cứu với bề rộng trung

bình 4-5km, độ cao từ 5-15m, cục bộ đến 30m. Toàn bộ các đụn cát được cấu thành từ các loại cát trắng, bở rời, nhiều nơi đạt độ tinh khiết cao. Vùng cát có lớp phủ thực vật nghèo nàn.

Nhìn chung, đặc điểm địa hình, địa mạo ảnh hưởng đến sự biến đổi của trầm tích, đặc biệt là sự hình thành TPVC và TCCL của đất đá. Với sự chênh lệch độ cao địa hình khá lớn TCXD của đất loại sét yếu Holocen khu vực này cũng có những đặc trưng riêng biệt của vùng ĐB Trung Trung Bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w