Holocen trung-thượng (Q2 2-3 )

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

2.5. Đặc điểm địa chất Đệ tứ

2.5.3. Holocen trung-thượng (Q2 2-3 )

Được Phạm Huy Thông và Vũ Quang Lân xác lập (1997) để phân chia các trầm tích Holocen trung thượng ở ĐB Huế. Hệ tầng Phú Vang (Q22-3 pv), sau đó

được Đỗ Văn Long và Phạm Huy Thông (2000) mở rộng phạm vi sử dụng ra tồn bộ ĐB Bình Trị Thiên. Nét đặc trưng là trầm tích đa nguồn gốc, mỗi nguồn gốc phân bố trên một dạng địa hình khác nhau tạo nên tính đa dạng của bề mặt đồng bằng. Chúng chuyển tướng từ rìa ĐB ra biển và bề dày trầm tích có xu hướng tăng về phía cửa sơng (hình 2.2). Bao gồm:

- Trầm tích sơng-lũ (apQ22-3 pv): phân bố ở ven rìa ĐB dọc theo các con suối nhỏ. Diện

phân bố hẹp, độ cao 2-4m. Thành phần thạch học hỗn tạp gồm: cuội tảng

đa khoáng; cát, bột, sét màu nâu vàng, nâu xám. Bề dày > 1,5m.

- Trầm tích sơng (aQ22-3

pv): phân bố thành dải hẹp ở ven các sơng Bồ, Ơ

Lâu, Đại Giang, Hiếu, Thạch Hãn và Ái Tử, tạo nên bãi bồi có độ cao 0,5-3,5m, với đặc điểm thạch học đặc trưng:

Lớp 1 (2,5-1,4m): cát bột lẫn sạn màu vàng, màu nâu, có thấu kính sạn sỏi thạch anh, silic, dài 3m, dày 5-10cm, bề dày 1,1m;

Lớp 2 (1,4-0m): bột, cát, sét màu vàng nâu, bở rời, ở độ sâu khoảng 1,2m có thấu kính sạn sỏi thạch anh dài 2m, dày 5-10cm; bề dày 1,1m.

Bề dày mặt cắt 2,5m, trong mặt cắt này chưa rõ quan hệ dưới.

- Trầm tích sơng-biển (amQ22-3 pv): diện phân bố rộng, lộ ở khu vực Gio Linh, Triệu

Phong, Hải Lăng, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy, tạo nên địa hình bằng phẳng, cao 1,5-3m. Thành phần chủ yếu là á cát, á sét và đất hữu cơ màu xám

cát sạn lẫn bụi màu xám đến xám vàng. Thành tạo này phủ trực tiếp trên các trầm tích cổ hơn và bị phủ bởi các trầm tích Holocen thượng.

- Trầm tích sơng-biển-đầm lầy (ambQ22-3 pv), có 2 kiểu mặt cắt:

+ Kiểu mặt cắt chứa than bùn: phân bố ở các huyện Phong Điền, Hải Lăng, trong các bàu đang được ngọt hóa nằm giữa các trảng cát. Đây là những dải địa hình hẹp, kéo dài từ Đơng Nam đến Tây Bắc, bề mặt khá bằng phẳng và thấp hơn bề mặt trảng cát từ 1-3m. Bề dày trầm tích 3,5-5,2m. Thành phần trầm tích của kiểu mặt cắt này gồm 2 lớp, từ dưới lên:

Lớp 1: phủ trực tiếp trên tầng cát hệ tầng Phú Bài, là than bùn màu đen, nâu đen gồm thân rễ lá thực vật và đang phân hủy, có chứa bào tử phấn hoa. Đây là tầng than bùn công nghiệp. Dày 2-4,2m;

Lớp 2: cát lẫn than bùn và rễ cây còn tươi, màu xám, xám đen. Dày 0,5m.

+ Kiểu mặt cắt chứa sét xi măng: phân bố ven theo bờ phải sơng Đại Giang thuộc xã Thủy Phương, trên diện tích nhỏ. Thành phần trầm tích của kiểu mặt cắt này gồm 4 lớp từ dưới lên:

Lớp 1: sét mịn màu đen, lẫn cát và chứa vỏ sò hến. Dày 0,5-1,1m; Lớp 2: sét mịn màu nâu đen, đơi chỗ lẫn ít cát hạt nhỏ. Dày 0,5-2,5m; Lớp 3: sét bột mịn, dẻo quánh màu xám vàng, xám nâu, xám sáng. Dày 0,4- 1,1m;

Lớp 4: á sét cát màu xám đen lẫn mùn thực vật được sử dụng làm lớp đất trống. Dày 0,2-0,3m.

- Trầm tích biển-sơng (maQ22-3

pv): phân bố ở hai bên phá Tam Giang và

đầm Thanh Lam, trên địa hình bằng phẳng, cao 1-2m. Trầm tích chủ yếu là cát hạt trung-hạt nhỏ lẫn bột, ít sạn thạch anh màu xám, xám trắng đến xám vàng, phần trên lẫn mùn thực vật. Trong trầm tích này có chứa vi cổ sinh và bào tử phấn hoa.

- Trầm tích biển (mQ22-3 pv): phân bố thành dải cao, khá bằng phẳng dọc theo bờ biển từ

nam Cửa Tùng đến cửa Tư Hiền, với đặc điểm trầm tích đặc trưng là nằm

chuyển tiếp trên trầm tích biển thuộc hệ tầng Phú Bài là lớp cát, cát lẫn ít bột, phần trên màu xám trắng, xuống dưới nâu vàng, nâu nhạt, bề dày 6,5m.

- Trầm tích sơng (aQ22-3 pv): phân bố ở ven sông Hương, sông Bồ, sơng Ơ

Lâu và sơng Đại Giang. Chúng tạo nên bãi bồi thấp, hẹp chiều ngang theo khúc uốn của sông. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bột lẫn ít sạn màu xám nâu. Bề dày mặt cắt > 1,5m.

- Trầm tích sơng-đầm lầy (abQ22-3 pv): phân bố rải rác ở Văn Xá, Phong Sơn.

Trong những dải địa hình trũng, hẹp và kéo dài là vết tích của các lịng sơng cổ. Thành phần trầm tích gồm bột cát màu xám, xám đen lẫn ít di tích thực vật màu đen và chứa vài dạng bào tử phấn hoa, dày 2,8m.

- Trầm tích biển-sơng-đầm lầy (mabQ22-3

pv): phân bố dọc theo hai bên phá

Tam Giang và đầm Thanh Lam, phần lớn diện tích thường xuyên bị ngập nước, với đặc điểm trầm tích: chúng nằm chuyển tiếp trên trầm tích biển sơng của phân hệ tầng dưới là cát hạt mịn lẫn ít bột màu xám đen, bở rời, phần trên lẫn di tích thực vật trong đó có chứa vài dạng bào tử phấn hoa, bề dày 2.8m.

- Trầm tích biển (mQ22-3

pv): phân bố dọc theo bờ biển từ phía Bắc đến Nam

đồng bằng, tạo nên bãi cát bằng phẳng có bề ngang 40-70m. Bề dày chung > 1,5m. Đây là tầng trầm tích liên quan với sa khống Ilmenit, với đặc điểm trầm tích phân bố như sau:

- Lớp 1 (1,5-0,3m): gồm các lớp cát màu xám vàng xen các lớp cát xám đen;

- Lớp 2 (0,3-0m): cát hạt nhỏ-hạt trung màu xám vàng, vàng nhạt. - Trầm tích biển-gió (mvQ22-3

pv) phân bố trên địa hình nổi cao (độ cao 8-30m), dạng

dải, bề mặt khơng bằng phẳng, có nhiều đụn, gờ, kéo dài theo bờ biển từ

Cửa Tùng đến cửa Tư Hiền. Đặc điểm trầm tích của thành tạo này phủ tràn khơng liên tục trên lớp cát trắng nguồn gốc biển thuộc hệ tầng Phú Bài. Đây là tầng trầm tích liên quan với sa khống ilmenit. Bề dày từ 4-8,6m.

BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

Hình 2.2. Bản đồ địa chất vùng nghiên cứu tỉ lệ 1:50.000 (thu nhỏ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất xây dựng của đất loại sét yếu holocen vùng đồng bằng quảng trị thừa thiên huế (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w