CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
4.2. Kiến nghị bổ sung các phương pháp nghiên cứu đất yếu vùng nghiên cứu
Đất loại sét yếu Holocen vùng nghiên cứu là bùn sét và bùn á sét, chứa hữu cơ và ít vỏ sị với hàm lượng hữu cơ lên tới 10%. Ngoài ra, đất phân bố tập trung ở vùng
ĐB ven biển với chiều dày lớp đất lớn (trên dưới 30m) do đó trong đất có thể có chứa muối dễ hịa tan.
Cơng tác khảo sát địa kỹ thuật cịn nhiều thiếu sót trong các khâu lấy mẫu (đất và nước), nghiên cứu ĐCTV (chưa xác định được chính xác nước dưới đất là ngầm hay có áp); thí nghiệm hiện trường cịn rất hạn chế, có thí nghiệm chưa thật phù hợp (xun tiêu chuẩn trong bùn). Trong phịng, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý chưa đúng tiêu chuẩn Nhà nước quy định (bùn vẫn cắt phẳng); thành phần hạt chưa chú ý đến hữu cơ và có thể chứa muối); xác định các độ ẩm giới hạn sử dụng nước cất, bão hòa mẫu khi nén bão hòa hoặc nén cố kết sử dụng nước cất, cịn hạn chế sử dụng các thí nghiệm cố kết, cắt ba trục và thí nghiệm các chỉ tiêu động học của đất nền, ….
Vì vậy, tác giả kiến nghị: tại địa phương, các cơ quan quản lý cần xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ về công tác khảo sát địa kỹ thuật để sử dụng khi phê duyệt đề cương nghiên cứu, khảo sát. Nội dung cụ thể:
4.2.1. Các nghiên cứu hiện trường
- Công tác khoan: Tiến hành bằng máy khoan thơng thường, ngồi các nhiệm vụ
thông thường khi khảo sát, yêu cầu lưu ý:
+ Lấy mẫu đất thí nghiệm: bắt buộc phải sử dụng ống mẫu thành mỏng (hình 4.2).
Hình 4.2. Phối hợp khoan lấy mẫu đất loại sét yếu bằng ống mẫu thành mỏng (khách sạn Century Huế)
+ Xác định chính xác các tầng chứa nước trong phạm vi nghiên cứu, đo mực nước dưới đất. Các vị trí có ảnh hưởng của thủy triều cần xác định mực nước lúc triều lên và lúc triều xuống; lấy mẫu nước phân tích thành phần hóa học của nước.
- Cơng tác thí nghiệm hiện trường cho đất yếu: Cần tiến hành thí nghiệm
xun tĩnh CPT và thí nghiệm xun tĩnh có đo áp nước lỗ rỗng CPTu; bắt buộc cắt cánh xác định sức kháng cắt khơng thốt nước của đất yếu (hình 4.3).
Hình 4.3. Phối hợp thí nghiệm SPT và VST đất loại sét yếu Holocen (sông Hiếu, Quảng Trị)
4.2.2. Cơng tác thí nghiệm trong phịng
-Áp dụng các tiêu chuẩn dành cho đất có chứa hữu cơ và có thể có chứa muối
có hịa tan để xác định thành phần hạt; độ ẩm, khối lượng riêng.
-Thí nghiệm các đặc trưng sức kháng cắt bằng thí nghiệm nén 3 trục theo các
sơ đồ khác nhau theo yêu cầu; nén đơn trục, có thể cắt cánh trong phịng. Tuyệt đối không cắt phẳng thơng thường (TCVN khơng cho phép) (hình 4.4).
- Thí nghiệm các đặc trưng về nén lún: sử dụng nén cố kết 1 trục, thoát nước 1 chiều hoặc 2 chiều (phục vụ xây dựng đường). Nước bão hòa mẫu bắt buộc là mẫu lấy trong các lỗ khoan khu khảo sát (đặc biệt chú ý cho đất có chứa muối dễ hịa tan) (hình 4.4).
-Giới hạn chảy và dẻo, sử dụng nước lấy trong hố khoan để chuẩn bị mẫu. - Thí nghiệm các đặc trưng cơ học của đất dưới tác dụng của tải trọng động khi
Hình 4.4. Thí nghiệm nén 3 trục và nén cố kết mẫu đất loại sét yếu Holocen vùng nghiên cứu
Kết luận chương 4:
- Kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho phép phân chia CTN vùng ĐB QT-
TTH thành 3 kiểu, 2 phụ kiểu và 17 dạng CTN đất yếu Holocen. Qua đó, đề xuất các giải pháp gia cố, cải tạo nền đất yếu và các giải pháp móng phù hợp cho từng dạng CTN.
- Từ đó, tác giả đã kiến nghị bổ sung các phương pháp nghiên cứu đất yếu vùng nghiên cứu, các cơ quan quản lý cần xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ về công tác khảo sát địa kỹ thuật để sử dụng khi phê duyệt đề cương nghiên cứu, khảo sát về cơng tác thí nghiệm hiện trường và trong phịng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ