CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm mạng thủy văn, hải văn
2.4.1. Đặc điểm mạng thủy văn
Hàng năm, dịng chảy sơng suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy khơng cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng. Do sự phân bố nước không đều trong năm nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình. Mạng sơng suối trong vùng khá phát triển, gồm các hệ thống sơng chính sau:
- Sơng Thạch Hãn: có chiều dài 156km, diện tích lưu vực 2660km2, độ cao bình qn lưu vực 301m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8km, hệ số uốn khúc là 3,5, mật độ lưới sông là 0,92km/km2. Lưu vực sơng Thạch Hãn chiếm tới 56% diện tích tỉnh Quảng Trị. Lưu lượng dịng chảy trung bình năm 130m3/s. Phần hạ lưu bị ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn. Giới hạn mặn nhạt dao động ở đoạn Triệu Độ đến trị trấn Ái Tử.
- Sơng Bến Hải: dài 64,5km, diện tích lưu vực khoảng 809km2, độ cao bình quân lưu vực 115m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông là 1,15km/km2, hệ số uốn khúc là 1,43. Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển tại cửa Tùng. Lưu lượng trung bình năm 43,4m3/s.
- Sơng Mỹ Chánh - Ơ Lâu: gồm hai nhánh, hợp lưu tại Vân Trình rồi chảy ra phá Tam
Giang. Chiều dài nhánh sơng Ơ Lâu dài khoảng 36km, nhánh sông Mỹ
Chánh 33km. Phần hạ lưu, lịng sơng rộng trung bình 150-200m, sâu 3-5m. lưu lượng nước về mùa mưa đạt 350m3/s, mùa khô đạt 100-150m3/s.
- Sông Bồ: là hợp lưu của sông Trang và sông Bồ Khe Trái. Chiều dài của sông khoảng
45km, phần hạ lưu lịng sơng rộng trung bình 200m, sâu 3-5m. Lưu lượng lịng sơng chảy về mùa mưa từ 300-400m3/s, lũ lớn nhất đạt 605m3/s, mùa khô
100-200m3/s, kiệt nhất là 11,23m3/s.
- Sông Hương: bắt nguồn từ phía Nam khu vực Nam Đơng đổ ra biển ở cửa Thuận
An. Trên diện tích cơng tác sơng có chiều dài 35km, sâu trung bình 3-5km. Mùa mưa lưu lượng nước 300-500m3/s, lũ lớn nhất đạt 1990m3/s, mùa khô 150- 250m3/s, kiệt nhất là 28m3/s.
- Trằm, hồ: phát triển tập trung chủ yếu ở địa hình cồn cát, trảng cát thuộc khu vực Xóm
Cát, Trúc Lâm (Gio Linh), Phước Sa (Triệu Phong), Hải Thọ (Hải Lăng), Đức Tích (Phong Điền). Trằm hồ có xu hướng phát triển kéo dài theo hướng TB-ĐN.
Chiều dài các trằm, hồ từ 6-8km, rộng trung bình 100-200m, gồm Trầm Thiềm, Trầm Bán, Trầm Thôn Niên, hồ Mỹ Xuyên, chiều sâu trung bình 2-3m, dưới đáy hồ trầm chứa các lớp than bùn.
- Phá Tam Giang: kéo dài theo phương TB-ĐN từ cửa sơng Ơ Lâu đến cửa Thuận An
dài 22km, rộng trung bình 1,5km, sâu 1-8m.
- Đầm Thanh Lam, Thủy Tú, Hà Trung, Cầu Hai: kéo dài theo phương TB-
ĐN từ Thuận An qua Thủy Tú, Hà Trung nối với Cầu Hai ra biển ở cửa Tư Hiền. Chiều dài các đầm gần 30km, rộng 0,5-5km (đầm Cầu Hai rộng tới 13km), sâu trung bình 3- 8m. Nước trong các đầm đều là nước mặn, chịu ảnh hưởng của thủy triều.
Nhìn chung các sơng có chiều dài khơng lớn, lịng sơng hẹp, độ dốc lớn, khả năng tự điều tiết dịng chảy kém. Do địa hình dốc, trên lưu vực thường có những trận mưa lớn dữ dội nên các sông thường thốt nước khơng kịp gây ra úng lụt cục bộ. Về mùa khơ dịng sơng thường cạn kiệt, nước mặn của biển tiến sâu vào đất liền. Hệ thống các sông suối dày đặc góp phần làm thay đổi tính chất của trầm tích hiện đại nói chung và trầm tích loại sét Holocen nói riêng, làm thay đổi thành phần vật chất (nhiễm mặn, nhiễm phèn) và trạng thái của đất. Ngoài ra, khu vực này có nhiều đầm phá, trằm bàu nên hàm lượng hữu cơ trong đất khá cao.
Như vậy, các sông suối trong khu vực có vai trị rất lớn:
- Các sơng góp phần hình thành dải ĐB ven biển thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế;
- Các sơng đều bắt nguồn từ phía Tây (dãy Trường Sơn) chảy theo hướng từ Tây sang Đông, thường ngắn, dốc, về mùa lũ, tốc độ dòng chảy thường lớn nên các trầm tích thường thơ, mức độ chọn lọc kém; từ Tây sang Đơng, tính đồng nhất về
thành phần cũng như độ hạt có xu hướng tăng lên. Do hướng chảy tất cả các sơng gần như nhau nên tính phân dị trầm tích theo phương vng góc với các thành tạo trầm tích ít biến đổi;
- Ở phần hạ lưu, chịu ảnh hưởng của địa hình, thủy triều, sóng biển nên đã tạo ra các
trầm tích hỗn hợp có thành phần phức tạp, có chứa hữu cơ và nhiễm muối nhẹ.
Những yếu tố trên đã chi phối quy luật chung về sự biến đổi tính chất cơ lý của đất.
2.4.2. Hải văn
Trong vùng nghiên cứu, thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2m. Chế độ thủy triều vùng ĐB QT- TTH thay đổi như sau: từ Quảng Trị đến Thuận An (Huế) có chế độ nhật triều khơng đều, độ lớn thuỷ triều vùng biển này giảm dần từ Bắc vào Nam, nước lớn: 1,1-0,6m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều trong đầm phá thường nhỏ hơn
ở vùng biển.
Thủy triều có ảnh hưởng rất lớn đến sự lắng đọng của trầm tích; làm thay đổi địa hình ven biển, tính bất đồng nhất và đẳng hướng của trầm tích. Thủy triều cũng có tác động góp phần hình thành các tầng trầm tích hiện đại ở các vùng sát biển tạo nên các giồng cát và các cù lao cát. Mặt khác, thủy triều làm nhiễm mặn lãnh thổ thông qua hệ thống sông làm dòng chảy bị đảo ngược kèm theo sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.