Các nghiên cứu về tối ưu hóa kết cấu SRM để giảm thiểu nhấp nhô mômen và tiếng ồn của của động cơ có các kết quả đáng chú ý như:
Tài liệu [15], tác giả nghiên cứu lựa chọn hình dạng các phiến xếp chồng của stator và sử dụng vật liệu gốm sứ không dẫn từ chèn vào giữa các cực của stator (Hình 1.2a). Sử dụng phương pháp này đã tăng cường độ cứng của stator, giảm biến dạng stator và do đó giảm tiếng ồn động cơ (trên 10% so với cấu hình truyền thống).
Tài liệu [16], tác giả đã đã sử dụng Matlab Simulink để phân tích và mơ phỏng kết cấu stator hình chữ U cho SRM 24/22. Kết quả SRM có cấu trúc stator hình chữ U giảm được 70% độ nhấp nhô mômen. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này lại làm giảm hiệu suất động cơ, do tổn hao đồng tăng lên 40%.
Tài liệu [17][18][19], các tác giả đề xuất thiết kế kết cấu stator kép cho SRM (Hình 1.2b) để giảm tiếng ồn, tăng lực tiếp tuyến dẫn đến cải thiện được công suất cho SRM.
9
a) b)
Hình 1.2 Kết cấu chèn phiến ngăn stator (a) và stator kép (b)
Tài liệu [20][21], các tác giả đưa ra giải pháp kết cấu cực nghiêng cho stator và rotor của SRM (Hình 1.3). Bằng phương pháp phân tích FEM trên phần mềm Ansys maxel, các tác giả đã phân tích và so sánh ba phương án nghiêng khác nhau của SRM: SR-SRM - chỉ nghiêng cực rotor, SS-SRM - chỉ nghiêng cực stator, SSR-SRM - nghiêng cả cực stator và rotor. Kết quả phương án nghiêng cả stator và rotor là phương án có khả năng giảm thiểu độ rung ồn và nhấp nhơ mơmen tốt nhất. Tuy nhiên mơmen trung bình và hiệu suất của động cơ lại giảm đi rất nhiều. Ở mức chấp nhận được thì cần phải đạt được tỉ lệ giảm của mơmen trung bình và hiệu suất sẽ phải nhỏ hơn tỉ lệ giảm độ nhấp nhô mômen và tiếng ồn.