Lựa chọn số cực stator và rotor

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 42 - 43)

Số cực stator Ns và số cực rotor Nr luôn được lựa chọn cùng với số van đóng cắt của bộ điều khiển. [1][4]. Đồng thời số cực stator và rotor thường được lựa chọn sao cho tỉ số Ns/ Nr không phải là một số nguyên.

Các yếu tố hạn chế trong việc lựa chọn cực là số lượng công tắc nguồn của bộ chuyển đổi; thời gian đóng, ngắt dịng điện trên từng pha dây quấn stator và chi phí liên quan. Nếu số cực stator, rotor lớn thì yêu cầu số van điều khiển nhiều và điều khiển phức tạp dẫn đến chi phí hoạt động tăng cao. Số pha điều khiển SRM tùy thuộc vào từng ứng dụng cụ thể của động cơ.

Ví dụ SRM 12/8 thì có ba pha điều khiển, mỗi pha có bốn cực stator. Nếu tốc độ góc của động cơ là ω (rad/s) thì khi đó tần số đóng, ngắt dịng điện trên mỗi pha dây quấn của stator là: . 2 s r fN  = (2.2)

Như vậy, nếu số cực rotor tăng lên thì tần số đóng cắt của pha dây quấn stator phải tăng dẫn đến tăng tổn hao lõi và tổn hao trên các van bán dẫn. Ngồi ra cịn làm tăng tổn hao đồng do có sự chồng chéo pha dẫn nhiều hơn. Tần số chuyển mạch tăng làm cho độ nhấp nhô mômen tăng. Ở dải tốc độ cao thì xu hướng lựa chọn số cực stator và rotor là ít nhất có thể để giảm tối đa chi phí chế tạo bộ điều khiển.

Số cực stator và rotor phổ biến hiện này được chọn như Bảng 2.1. [1][53]

Bảng 2.1 Số cặp cực stator và rotor thường gặp của SRM

Số cực

Stator 6 12 8 12 10 Rotor 4 8 6 10 8

SRM 6/4 hay 12/8 có đặc điểm số cực stator là bội của 3, có bộ biến đổi sử dụng ít van bán dẫn nhất so với các cấu trúc bộ điều khiển SRM khác. Trong nội dung luận án, tác giả lựa chọn SRM 3 pha: SRM 6/4; 12/8 để nghiên cứu, phân tích.

25

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết cấu động cơ từ trở để cải thiện đặc tính mô men (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)