THUỐC MÊ SEVOFLURAN VÀ HỆ THỐNG MÊ HÔ HẤP

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây mê bằng sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử thiếu tháng (Trang 31 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. THUỐC MÊ SEVOFLURAN VÀ HỆ THỐNG MÊ HÔ HẤP

1.3.1. Thuốc mê sevofluran

Đặc tính lý học

- Sevofluran có cơng thức hóa học CH-O-CH2F thuốc mê họ halogen là chất lỏng bay hơi.

- Sevofluran khơng có mùi hăng, mùi dễ chịu, ít hịa tan trong máu hệ số

hòa tan 0,6 lớn hơn desfluran. Nồng độ phế nang tối thiểu (MAC) 2,0. - Do tăng nhanh nồng độ trong phế nang và khơng có mùi hăng nên

sevofluran là thuốc được chọn nhiều nhất để khởi mê.

- So với halothan, sevofluran ít ổn định trong vơi sodalime, một lượng lớn

bị giáng hóa trong sodalime ở nhiệt độ cao.

Tính chất dược lý

- Hệ thống thần kinh trung ương: độ hòa tan trong máu thấp, nên dùng sevofluran khởi mê nhanh, thay đổi độ mê và thoát mê nhanh. Sevofluran

làm tăng nhẹ dòng máu não, giảm nhu cầu oxy cho chuyển hóa của não, khơng có dấu hiệu lên cơn động kinh khi gây mê.

- Hệ thống tuần hoàn: làm suy yếu sự co cơ tim ở mức trung bình, giảm huyết áp và sức cản hệ thống mạch ít hơn isofluran và desfluran. Khơng

làm tăng nhạy cảm của cơ tim với catecholamin, không làm tăng tác dụng kích thích giao cảm và catecholamin huyết tương khi khởi mê hoặc thay đổi nhanh nồng độ thuốc mê trong khí thở vào. Tác dụng làm suy yếu tuần hoàn bị giảm đi khi để tự thở.

- Hệ thống hô hấp: làm suy yếu hô hấp và thủ tiêu sự co thắt phế quản ở mức như isofluran, dùng kéo dài làm giảm co thắt cơ trơn phế quản ở bệnh nhân hen mà khơng có tác dụng đảo ngược. Gây mê bằng sevofluran các biểu hiện ngừng thở, ho, tiết dịch và co thắtthanh quản ít gặp.

- Thần kinh cơ: làm tăng hiệu lực tác dụng của thuốc giãn cơ khử cực và không khử cựcnhư các thuốcmê họ halogen khác.

- Thận: làm giảm nhẹ dịng máu tới thận, chuyển hóa sevofluran ở gan giải phóng ra ion flo vơ cơ dưới ngưỡng gây độc cho thận. Sevofluran ở nhiệt độ cao trong vơi soda khơ bị giáng hóa ra chất A, B, C, D, E trong đó chất A gây độc cho thận.

- Gan: sevofluran làm giảm dòng máu tĩnh mạch cửa nhưng làm tăng dòng máu động mạch gan. Chất chuyển hóa hữu cơ của sevofluran là

hexafluoroisopropanol có ái lực thấp với các đại phân tử gan. sevofluran và các sản phẩm chuyển hóa của chúng khơng gây độc cho gan.

 Chuyển hóa và độc tính: Phần lớn sevofluran được thải trừ nguyên vẹn qua phổi, chỉ khoảng 1-5% được chuyển hóa ở gan bởi men P450. Các chất chuyển hóa ban đầu của sevofluran nhanh chóng biến đổi glucoronid thải

qua nước tiểu

Chỉ định

Sevofluran được chỉ định trong khởi mê và duy trì mê bệnh nhân nội ngoại trú ở người lớn và trẻ em

Liều lượng và cách dùng

Dùng bình bốc hơi chuẩn hóa cho sevofluran để nồng độ thuốc cung cấp được chính xác. Giá trị MAC (nồng độ phế nang tối thiểu) của sevofluran giảm theo tuổi và giảm nếu thêm N2O.

Khởi mê

Liều lượng tùy thuộc vào từng người bệnh và chuẩn độ để đạt tác dụng mong muốn tùy theo tuổi và tình trạng lâm sàng. Ở trẻ em nếu hít nồng độ sevofluran tới 7% đạt độ mê có thể phẫu thuật được trong vòng dưới 2

phút. Khởi mê cho người bệnh khơng tiền mê có thể hít sevofluran tới nồng độ 8% [57], [58]. Thuốc mê sevofluran có độ hịa tan máu/khí thấp nên khi khởi mê đạt được nồng độ cao trong máu và thoát mê nhanh [59], [60]. Thời gian tính từ lúc ngừng thuốc đến khi bệnh nhân tỉnh là khoảng 3-4 phút [61]. Khởi mê cho trẻ em có thể đặt MTQ, NKQ mà không cần giãn cơ. Sevofluran dùng để duy trì mê cho tất cả các loại phẫu thuật, liều lượng thuốc sử dụng trên lâm sàng phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng và cách thức gây mê, MAC của sevofluran

giảm dần theo tuổi [62].

Chống chỉ định

Không dùng sevoluran gây mê cho bệnh nhân thiếu khối lượng tuần hồn, nhạy cảm với sốt cao ác tính, có tăng áp lực nội sọ [58].

1.3.2. Hệ thống mê hô hấp

Hệ thống mê hô hấp là phần ống lắp thêm vào đường hô hấp củabệnh nhân cung cấp O2, khí mê, loại bỏ CO2 nhưng lại làm tăng sức cản khi hít vào. Hệ thống mê hơ hấp phân loại theo các yếu tố bóng dự trữ, hít lại của khí thở ra, bộ phận trung hịa CO2, van một chiều. Các loại hệ thống hô hấp được sử dụng là:

hệ thống Mapleson, hệ thống Bain, hệ thống vịng [28].

Hệ thống Mapleson: khơng có các van một chiều vào và ra, khơng có hệ thống hấp thụ CO2 vì vậy cần dịng khi mới cao để tránh việc hít lại. Cấu tạo của hệ thống gồm ống hơ hấp, đường vào của khí mới, van giảm áp, bóng hơ hấp, vị

trí đường vào của khí mới và van giảm áp tạo nên sự khác nhau giữa các hệ thống Mapleson. Hiện nay, chỉ còn hệ thống MaplesonF được sử dụng phổ biến, ở hệ thống này dịng khí mới ở ngay gầnđầu vào bệnh nhân vàvan điều chỉnh áp lực ở đầu xa của bóng dự trữ. Ưu điểm của hệ thống Mapleson F dễ di chuyển, đơn giản không tốn kém, sức cản hệ thống tối thiểu. Nhược điểm là cần dịng khí mới cao để ngăn hít lại, ơ nhiễm khơng khí nếu khơng nắp hệ thống hút khí thải,

dịng khí vào khơ.

Hình 1.6. Hệ thống Mapleson [63].

Hệ thống Bain bao gồm một ống nhỏ nằm trong lịng ống hơ hấp dẫn khí mới đến đầu gần bệnh nhân. Ưu điểm: dịng khí mới được làm ẩm và ấm, bằng khí thở ra xung quanh ống hơ hấp, hệ thống gọn nhẹ dễ sử dụng. Nhược điểm: khó nhận biết tuột hoặc xoắn ống đưa khí mới ở bên trong.

Hệ thống vịng có thêm các van một chiều làm cho dịng khí đi theo một chiều vào và ra, hạn chế sự hít thở lại, giảm khoảng chết trong hệ thống và có hệ thống hấp thụ CO2. Mở hoàn toàn, mở một phần do điều chỉnh van giảm áp để biến hệ thống vòng thành hệ thống hở, hệ thống nửa kín hoặc kín. Đối với hệ thống vịng hở khi van giảm áp mở tối đa cần dịng khí mới cao để ngăn sự hít

trở lại, hệ thống kín lưu lượng khí mới được yêu cầu phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của bệnh nhân, CO2 được hấp thụ hồn tồn trong khi khí mê được quay trở lại hệ thống mê. Hệ thống vịng có ưu điểm là không làm mất nhiệt, độ ẩm của khí thở, tiết kiệm khí mê và khí mới đối với hệ thống vịng kín. Nhược điểm là

hệ thống phức tạp, sức cản lớn, khó di chuyển [63].

Hình 1.7. Hệthống vịng kín [63]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả gây mê bằng sevofluran qua mát thanh quản để tự thở trong phẫu thuật nội nhãn ở trẻ nhũ nhi có tiền sử thiếu tháng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)