Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các bước tiến hành
(1) Tổng hợp và phân tích kết quả tự đánh giá đảm bảo chất lượng giáo dục tại 8 trường đào tạo BSĐK (Báo cáo tự đánh giá của 8 trường). NCS và cộng tác viên thực hiện.
(2) Đánh giá đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường đào tạo BSĐK: dựa trên Bộ 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí của Bộ GD&ĐT, NCS cùng chuyên gia và các cộng sự xây dựng Bộ công cụ đánh giá trường đào tạo BSĐK (Mẫu phiếu 1 – Mẫu phiếu 9).
(3) Phân tích và so sánh sự khác biệt giữa kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường đào tạo BSĐK do NCS tự thực hiện. Phát hiện những tiêu chí và các chỉ số phù hợp, chưa phù hợp với kiểm định đối với các cơ sởđào tạo BSĐK, qua đó đề xuất một số tiêu chí và chỉ sốđặc thù đánh giá đảm bảo chất lượng đào tạo BSĐK (sau khi tham khảo các tài liệu nước ngoài), NCS thực hiện với sự giúp đỡ của các chuyên gia và các cộng sự.
(4) Thử nghiệm các tiêu chí đặc thù đánh giá đảm bảo chất lượng giáo dục tại ba trường đại học Y Dược Thái Bình, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Cần Thơ (NCS thực hiện với sự hỗ trợ của Cục KHCN&ĐT, Bộ Y tế)
(5) Đánh giá kết quả và hiệu quả các tiêu chí đặc thù để đảm bảo chất chất lượng giáo dục tại các cơ sở đào tạo BSĐK nhằm tăng cường chất lượng đào tạo (NCS thực hiện): + Tính chính xác, độ nhạy + Tính khách quan + Có dựa vào bằng chứng + Tính sẵn có của chỉ tiêu + Tính chấp nhận
+ Có tác dụng hỗ trợ cho đánh giá trong và ngoài * Cách nhận biết/đánh giá tính phù hợp của tiêu chí:
(1) Đo lường, ước lượng được (bằng chứng minh họa) (2) Đủ nhậy để phát hiện sự thay đổi (tiến bộ hay yếu kém) (3) Có tác dụng hỗ trợ cho cả đánh giá trong và đánh giá ngồi
(4) Có thể sử dụng để thiết lập các nhóm tiêu chí khách quan nhằm đưa ra các tiêu chí phấu đấu đảm bảo chất lượng theo các nhóm tiêu chuẩn chất lượng.
(5) Được sự chấp nhận của cả người quản lý (Bộ Y tế), lãnh đạo nhà trường, bộ môn, các giáo viên giảng dạy
(6) Dựa trên các nguồn thơng tin có thể có và kiểm soát được.