Hạnh phúc là khi các mong muốn của bản thân được thỏa mãn
Hạnh phúc khi có được các điều kiện về vật chất để có thể đáp ứng các nhu cầu của cá nhân trong cuộc sống
Hạnh phúc là khi vui vẻ, thoải mái, hứng thú...
Hạnh phúc là khi cá nhân đạt thành tích, có được thành cơng trong học tập, trong công việc dựa vào năng lực của bản thân
Hạnh phúc là được người khác thừa nhận
Hạnh phúc là khi cá nhân được tự quyết định cho các vấn đề của bản thân trong cuộc sống.
Hạnh phúc là khi bản thân có sức khỏe, đủ sức để thực hiện những hoạt động, không ốm đau, không tàn tật…
Hạnh phúc là khi có gia đình hạnh phúc, u thương, đùm bọc nhau, được gần gia đình
Hạnh phúc là có mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với người khác giới. Hạnh phúc là khi cá nhân có mối quan hệ bạn bè có chất lượng
Hạnh phúc là khi những mối quan hệ xã hội khác mang lại cho cá nhân cảm giác thoải mái.
Hạnh phúc là sống tốt, sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực Hạnh phúc là có được sự may mắn.
Hạnh phúc khi người thân khỏe mạnh và vui vẻ.
Hạnh phúc là khi cá nhân không trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, khơng có suy nghĩ tiêu cực,
Hạnh phúc là khi cá nhân cảm thấy được người khác chăm sóc, yêu thương và mang lại cho cá nhân sự ấm áp và vui vẻ.
Có thể thấy trong các thành phần của hạnh phúc bao gồm trạng thái cảm xúc cá nhân (nhiều cảm xúc dương tính, khơng có cảm xúc âm tính), có được/ nhận được những điều tốt đẹp cho bản thân, đáp ứng mong muốn (bao gồm cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần, sự thành công, sự công nhận, sự phát triển của cá nhân) và những điều tốt đẹp cho người khác (chủ yếu là cho gia đình, hoặc cộng đồng nhỏ mà họ là thành viên)
Đối chiếu bảng 3.1, có thể thấy hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên chủ yếu tập trung vào bản thân, lấy mình làm trung tâm.
Hộp 3.1: Một số ví dụ về quan niệm hạnh phúc của các cá nhân
Có sự tin tưởng Có bạn bè
Có gia đình
Có cơng việc ổn định Có người u thương
Nữ, nơng thơn
Vui vẻ Gia đình Sự nghiệp Tự do
Nam, thành thị
Khi sống cùng gia đình Khi cơng việc sn sẻ
Khi bên cạnh người mình u thương Khi gia đình khỏe mạnh
Nam, nơng thơn
Được thấy ba mẹ mạnh khỏe, hạnh phúc
Được làm những điều
mình thích
Sống và hiện thực ước mơ của mình Được ngủ
Được nói ra suy nghĩ
Nữ, nơng thơn
Thấy người thân xung quanh mình mạnh khỏe, bình an Đồn tụ sum vầy gia đình sau những tháng ngày xa nhà Sống vui vẻ, chan hịa, thoải mái, khơng gị ép khn mẫu
Được công nhận năng lực sau quãng thời gian rèn luyện phấn đấu miệt mài Thân không bệnh tật
Nữ, nông thơn
Trong các quan niệm này, có thể thấy những điều kiện, những tiêu chuẩn để một cá nhân có thể hạnh phúc. Quan sát một số quan niệm hạnh phúc theo quan điểm của sinh viên minh họa trên hộp 3.1 thì thấy, có nhiều thành tố cùng xuất hiện, mặc dù thứ tự ưu tiên có thể khơng giống nhau. Với cách quan niệm này, hạnh phúc khó đạt được khi thiếu vắng đi một thành phần nào đó trong cấu trúc này.
3.1.2 Mô tả cụ thể một số thành phần nổi trội trong quan niệm hạnh phúc (1)Thành phần gia đình trong quan niệm hạnh phúc
Trong 16 thành phần mà sinh viên cung cấp thì quan hệ gia đình là thành phần nhận được nhiều mơ tả nhất (chiếm 16,8% số mô tả, và có mặt
trong quan niệm hạnh phúc của 57,6% số người trả lời). Dữ liệu định tính cho thấy, có những cung bậc khác nhau ở quan niệm của các em về thành tố gia đình trong cấu trúc hạnh phúc. Để có hạnh phúc, cá nhân phải có các mối quan hệ gia đình. Vậy thực sự, gia đình mà các em nhắc ở đây như thế nào? Ở đây, sẽ mô tả chi tiết các quan niệm này.
Hộp 3.2: Bậc thang phức tạp dần của thành phần gia đình trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội
(4) (3) Hạnh phúc là khi gia đình đầm ấm, hạnh phúc (2) Hạnh phúc là
được ở bên gia đình
Gia đình hịa thuận Gia đình yêu thương nhau Gia đình mạnh khỏe Gia đình ấm no, hạnh phúc Anh chị em sống hòa thuận Anh em học tập tốt, sống lành mạnh.
Khi gia đình vui vẻ hạnh phúc
Gia đình tơn trọng lời nói của mỗi
thành viên (1) Hạnh phúc là có gia đình đầy đủ
Được nghỉ học về quê với
gia đình Được sống
cùng gia đình, sum vầy, đồn tụ
Sống vui vẻ bên cạnh gia đình
Khi được về nhà sau những ngày tháng xa gia đình của mình
Khi được ở bên gia đình cùng ăn, cùng ở, cùng sống
Hạnh phúc là có gia đình Có gia đình đầy đủ Có đầy
đủ bố mẹ và anh chị Ba má cịn sống Được
sống cùng
đầy đủ bố và mẹ Được sống trong một gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ
Con đàn cháu đống Có gia đình
Có gia đình bên cạnh Gia đình
Có người thân Khi có gia đình
Dữ liệu cho thấy, các tiêu chuẩn hạnh phúc liên quan đến gia đình từ đơn giản, đến phức tạp trong đó những tiêu chuẩn chất lượng gia đình được đề cập rõ hơn. Có thể hình dung theo bậc thang như hộp 3.2.
Trong hộp này, các tiêu chuẩn để mỗi cá nhân hạnh phúc trong quan niệm của sinh viên liên quan đến gia đình khá khác nhau. Có những người chỉ cần có gia đình là hạnh phúc, có người khác, gia đình đầy đủ sẽ khiến họ hạnh phúc, nhóm khác thì được ở bên gia đình là hạnh phúc và có nhóm cần tiêu chuẩn cao hơn nữa để hạnh phúc là phải có gia đình đầm ấm hạnh phúc.Các bậc thang hạnh phúc khác nhau, thể hiện nhu cầu khác nhau về gia đình, và có thể phản ánh hiện trạng gia đình của mỗi người và mong muốn của họ về gia đình ấy, cũng có thể quan niệm này phản ánh tư duy đơn thuần hay phức tạp.
Trước hết, ở bậc thang đơn giản nhất, một số em quan niệm rằng, chỉ cần “có gia đình”, có người thân, khơng phải trẻ mồ cơi đã hạnh phúc rồi. Mong muốn được thuộc về một nhóm nào đó thật sự có ý nghĩa đối với con người. Đây cũng là sự tiếp tục duy trì giá trị văn hóa truyền thống của người Việt, “Cây có cội, người có tơng”. Chỉ cần có gia đình, thì với một số người đã là điều hạnh phúc. Với ý nghĩa này, câu hỏi đặt ra là “vậy những người khơng có gia đình có
hạnh phúc khơng?” Câu trả lời là có thể có hạnh phúc, bởi các dữ liệu cho thấy những khía cạnh khác, những điều kiện
khác có thể làm nên hạnh phúc cho sinh viên khi gia đình chỉ chiếm 16,8% số câu trả lời và 57,6% số người trả lời. Ở bậc thang thứ hai, hạnh phúc là có gia đình đầy đủ là quan niệm của một số sinh viên. Đày đủ ở đây có 3 nghĩa: có đủ cả bố, mẹ với nghĩa khơng phải gia đình khuyết thiếu; thứ hai, gia đình có đầy đủ bố mẹ cịn sống và thứ 3, gia đình có đầy đủ bố - mẹ - con. Với những người có quan niệm này, thì phải chăng một gia đình khuyết thiếu (gia đình ly hơn, gia đình góa bụa, gia đình đơn thân) sẽ cản trở con đường đến với hạnh phúc của họ? Đây là vấn đề khơng cịn đơn thuần là quan niệm, mà nó có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý trầm trọng hơn trong một số trường hợp nhất định.
Cảm giác ấm cúng mang lại hạnh phúc là khi sống cùng gia đình và các thành viên trong gia đình. Một số em nhấn mạnh nhiều tới cảm xúc dương tính mà các em có được khi ở cùng gia đình. Điều này có lẽ cũng thể hiện khát khao có một gia đình với khơng khí ấm áp, vui vẻ giữa các thành viên. Nhiều sinh viên nông thôn khi theo học đại học sẽ phải sống xa gia đình,nhiều em trong mẫu này đang học năm thứ 1 nên khát khao được trở về với gia đình càng bức thiết hơn.
Mong muốn có một gia đình đầm ấm, hịa thuận các thành viên yêu thương nhau là hạnh phúc. Một gia đình phát triển theo chiều hướng tích cực, các thành viên trong gia đình cũng được trưởng thành từ mơi trường này. Có vẻ như, sinh viên muốn có được tiếng nói trong gia đình của mình, cũng là muốn có được vị thế độc lập trong gia đình. Có lẽ các em chưa có được nhiều sự tự chủ đối với không chỉ các hoạt động chung của gia đình mà với ngay cả hoạt động của bản thân mình. Điều này gốc rễ nguyên nhân nằm ở nền văn hóa truyền thống của người Việt. Luận về vai vế các em trên có ơng/bà, cha/mẹ, anh/chị, dưới có em; luận về đóng góp kinh tế các em cịn đang phụ thuộc, chưa có thu nhập, lại đang đi học nên sức lực góp cho hoạt động mưu sinh của gia đình cũng ít vậy nên tiếng nói của các em trong gia đình chưa được coi trọng là có thể hiểu được. Thực tế này có thể thay đổi khi các em chuyển sang một giai đoạn phát triển khác trên đường đời.
(2)Thành phần thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong quan niệm hạnh phúc
Sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân trong nghiên cứu này là thành phần nhận được nhiều lựa chọn nhiều thứ 2 từ sinh viên chiếm 12,2%. Dữ liệu định tính cho ta thấy điều gì từ nội dung liên quan tới thành phần này. Kết quả định tính cho thấy, các nhu cầu mà sinh viên đang hướng tới khá đa dạng, có nhu cầu hưởng thụ khá thấp, mang tính rât tầm thường, cũng có cả những nhu cầu cao đẹp (Hộp 3.3). Điều này cũng có nghĩa là, có một bộ phận sinh viên đã nghiêm túc với những cuộc sống của mình, nhưng một số khác đang lãng phí thời gian và sức trẻ của mình cho những ham muốn vụn vặt, thoáng qua. Với những nhu cầu tầm thường mà các em đang hướng tới có thể dễ dàng đạt được thì các em cũng dễ dàng mất đi. Đồng thời việc theo đuổi những nhu cầu tầm thường đó có thể làm các em mất đi sự tin tưởng, ý chí phấn đấu cho tương lai tốt đẹp của bản thân.
Hộp 3.3. Bậc thang phức tạp dần của thành phần nhu cầu trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội (4) (3) Nhu cầu tận hưởng cuộc sống
(2) Nhu cầu thể hiện
bản thân
Khi về già trồng rau ni gà sống cuộc sống bình n ở giữa lưng đồi (nữ, nông thôn, mã 71)
Nghỉ ngơi (nữ, nông thôn, mã 79) Ấm no (nữ, nông thôn, mã 146) Nghe những bản nhạc hay, xem những bộ phim thú vị, ý nghĩa, ăn những món ăn ngon Những chuyến đi đến những nơi chưa từng tới, khám phá những thứ mới mẻ (Nam, thành thị, mã 228)
Được đi du lịch nhiều nơi (nữ, nông thôn, mã 59) Tận hưởng (Nam, thành thị, mã 137)
(1) Nhu cầu gắn cuộc sống
thiếu thốn
Mặc đẹp (nữ, nông thôn, mã 79)
Xinh (nữ, thành thị, mã 105) Ăn không béo (nam, thành thị, mã 107)
Nhu cầu hưởng thụ tầm thường
Khơng phải trả tiền phịng trọ
Phịng có điều hịa khi mùa hạ đến
Có được bữa cơm ngon mỗi ngày
Đi xe máy mà không phải tốn tiền xăng (nữ, nông thôn, mã 197)
Mùa đông đến và được mẹ cho tiền mua quần áo (nữ, thành thị, mã 199) Được
nghỉ học
những hôm trời lạnh (nam, nông thôn, mã 17)
Được nghỉ học về quê (nữ, nông thơn, mã 22)
Có nhà ở (Nam, nơng thơn, mã 32)
Ăn no (nữ, nông
thôn, mã 79)
Ngủ đủ giấc (Nữ, nông thôn, mã 52) Ra đường nhặt được tiền (nữ, nông thôn, mã 71)
Được ăn, đi chơi (nữ, thành thị, mã 16)
Mặc ấm (nam, thành thị, mã 33)
Qua môn, Ngắm trai đẹp
mỗi ngày, Không gặp những đứa hãm, ghét (nữ, nông thôn, mã 58) Không cần học cũng được điểm cao (nam, thành thị, mã 107) Chơi game, Đi bão (nữ, nông thôn, mã 121) Cô dâu 8 tuổi đã kết thúc Venom sắp chiếu rạp Spider man trở về với Marvel (nam, thành thị, mã 195)
Nhu cầu có nhiều sinh viên hướng tới là nhu cầu hưởng thụ tầm thường. Đó là các nhu cầu bậc thấp nhất của con người như ăn, mặc, ngủ, đi lại, chơi game, không cần học vẫn điểm cao…Đây là nhu cầu được nhiều mô tả nhất. Nếu hạnh phúc sẽ đạt được khi các nhu cầu nhóm này được thỏa mãn thì hạnh phúc ấy thật tầm thường. Ở độ tuổi của các em, với vị thế xã hội mà các em đang đứng, sự lựa chọn này là khơng nên có. Tự bng bỏ bản thân cho những thói hư, tật xấu, hành vi lệch chuẩn của giới trẻ hiện. Các em cũng thể hiện một thái độ thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội.
Nhóm nhu cầu thứ 2 phản ánh thực tế những thiếu thốn, những khó khăn trong đời sống của sinh viên. Khơng bị đói, khơng bị lạnh, nỗi nhớ nhà, được ăn một bữa cơm ngon cũng khiến các em cảm thấy hài lòng với cuộc sống. Đây cũng là một thử thách mà nhiều sinh viên đang phải đương đầu trên chặng đường chinh phục những ước mơ.
Nhóm nhu cầu thứ 3 liên quan tới sự thể hiện bản thân của sinh viên. Các em mong một có một vẻ ngoài hấp dẫn để cảm thấy tự tin hơn. Thực ra đây cũng là mong muốn chính đáng của con người. Khi bạn thấy mình đẹp hơn, bạn sẽ vui vẻ hơn và điều đó cũng sẽ mang lại cho bạn hạnh phúc.
Bên cạnh những nhu cầu hưởng thụ tầm thường, sinh viên cũng hướng tới sự tận hưởng cuộc sống. Nhu cầu ở đây được nâng lên một tầm mới, nó gần với sự viên mãn. Cuộc sống mà các em mong muốn có thật nhẹ nhàng, hạnh phúc sẽ đến khi bạn có một cuộc sống thanh nhàn và thư thái.
(3)Thành phần điều kiện vật chất trong quan niệm hạnh phúc
Trong thành phần của cấu trúc hạnh phúc không thể thiếu vật chất. Các em sinh viên mô tả vật chất gồm những gì? Và nó có thực sự mang lại hạnh phúc cho bản thân họ hay khơng?
Hộp 3.4 Một số ví vụ mô tả về thành phần vật chất trong cấu trúc hạnh phúc theo quan niệm của sinh viên tại Hà Nội Hạnh phúc là có nhiều tiền Hạnh phúc là có tiền vừa đủ dùng Hạnh phúc là có tiền để làm việc gì đó
Có thật nhiều tiền, mua sắm không cần xem giá Nhiều nhiều tiền
Giàu sang
Làm con dâu Phạm Nhật Vượng Đầy đủ về mặt vật chất Cuộc sống dư dả
Được đếm nhiều tiền Trong thẻ ATM có nhiều
tiền
Đủ ăn Đủ tiêu
Có đủ tiền tiêu
Tiền sinh hoạt phí đầy đủ Kinh tế đủ dùng Điều kiện đủ sống
Đủ ăn, đủ sống, không phải lo nghĩ gì
Có điều kiện đáp ứng nguyện vọng thơng thường trong cuộc sống Có tiền để đi du lịch Có đủ tiền chi tiêu cho nhu cầu gia đình Có nhiều tiền để trang trải cho các nhu cầu trong cuộc sống
Có tiền mua những thứ mình thích
Có ba xu hướng thể hiện khá rõ ràng qua những mô tả về thành phần vật chất từ sinh viên. Xu hướng thứ nhất đó là: Hạnh phúc là có nhiều tiền (giàu sang, kinh tế dư dả, đày đủ về vật chất …); xu hướng thứ hai: Hạnh phúc là có đủ tiền (đủ ăn, đủ tiêu, đủ dùng ….) và thứ ba: Hạnh phúc là có tiền để phục vụ một hoạt động cụ thể trong đời sống. Ở xu
hướng thứ nhấ và thứ hai có vẻ hơi đối lập nhau: đó là một bên quay cuồng vì tiền, cịn một bên chỉ cần đủ. Kết quả này giúp ta liên tưởng tới quan điểm của một số nhà nghiên cứu đi trước về thành phần vật chất trong cấu trúc hạnh phúc. Đó là Aristotle với niềm tin rằng sự giàu có là một thành phần cần thiết của hạnh phúc. Hay các tác giả theo chủ nghĩa vật chất xem tài sản là trung tâm của cuộc đời và cần thiết cho hạnh phúc của một người (Richins & Rudmin, 1994). Tuy nhiên, một luồng tư tưởng khác (khởi nguồn là trường phái Stoics)lại tin rằng tài sản vật chất và sự giàu có khơng cần