Bảng mô tả các lĩnh vực cuộc sống định vị trong quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI. (Trang 44 - 46)

Tên mã Định nghĩa

1. Đời sống vật

chất

Khía cạnh đời sống vật chất được đề cập trong quan niệm hạnh phúc như tiền bạc, đồ đạc, ăn uống …

2.Đời sống tinh

thần

Khía cạnh đời sống tinh thần được đề cập trong quan niệm hạnh phúc như: Giải trí, hoạt động vui chơi

3.Cơng việc, học tập

Khía cạnh trách nhiệm và hoạt động xã hội chính liên quan việc làm, học tập

4.Gia đình Khía cạnh gia đình được đề cập trong quan niệm hạnh phúc: mối quan hệ của cá nhân với

gia đình, những mong đợi thuộc về kết cấu gia đình, tình cảm gia đình, sự phát triển của gia

đình mang lại sự hài lịng của sinh viên với gia đình.

5.Quan hệ xã hội Khía cạnh quan hệ xã hội được đề cập tới trong quan niệm hạnh phúc của sinh viên: đó là

quan hệ bạn bè, quan hệ tình cảm hay quan hệ đồng nghiệp, các mối quan hệ này mang lại

sự hài lòng cho sinh viên.

6.Cộng đồng/Xã hội Là sinh viên đóng góp và cống hiến cho cộng đồng. Họ làm

những việc tốt, giúp đỡ những người khác trong xã hội mang lại sự hài lòng cho họ.

7.Sức khỏe Là sự hài lòng về sức khỏe của bản thân và của người thân

trong gia đình, bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

8.Sự tăng trưởng

cá nhân

Là sự hài lòng của sinh viên với một số lĩnh vực hoạt động của họ, đó là: sự thành đạt, sự thừa nhận, năng lực cá nhân…

9.Khác những câu nói chung chung/ những câu khơng thuộc những

nhóm trên

Kết quả là: Quan niệm về hạnh phúc của người Việt thiên về khía cạnh thỏa mãn nhu cầu gắn với đời sống gia đình, cộng đồng, quan hệ xã hội. Theo đó, có ba lĩnh vực được nhiều ý kiến đưa ra nhất tạo nên hạnh phúc là điều kiện kinh tế vật chất, quan hệ gia đình xã hội và đời sống tinh thần.

Các lĩnh vực của cuộc sống (gắn với hoạt động của sinh viên) mà sinh viên định hướng theo đuổi hạnh phúc của mình khơng có sự chênh lệch q lớn về tỷ lệ lựa chọn giữa các nhóm ý kiến, lĩnh vực được lựa chọn nhiều nhất là “điều kiện vật chất” (17,5%) và lĩnh vực ít nhất là “cộng đồng/xã hội” (6,9%). Tỷ lệ này phản ánh thực tế rằng, với sinh viên, sự khó khăn từ đời sống vật chất đã lái định vị về hạnh phúc của họ theo nó. Các em đang học nghề, thu nhập chưa có, nhiều sinh viên từ nông thôn ra thành thị sống (hầu hết các trường đại học đều đặt tại các thành phố lớn hoặc đô thị và số lượngkhách thể của nghiên cứu này cũng đến từ nơng thơn nhiều hơn thành thị), mặc dù có một số đi làm thêm, tuy nhiên cuộc sống của đại đa số vẫn cịn nhiều khó khăn. Những ao ước “đủ ăn”, “đủ mặc”, “đủ tiêu” vẫn hiện hữu hàng ngày bên các em. Có lẽ, sự ưu tiên cho đời sống vật chất sẽ thay đổi khi tiếp cận với nhóm khách thể khác, ví dụ như nhóm người đã có việc làm.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, hạnh phúc cá nhân gắn với gia đình, Con hơn cha là nhà có phúc Con người có

cố có ơng

Bảng 3.7. Quan niệm về hạnh phúc theo các lĩnh vực của cuộc sống của sinh viên tại Hà Nội (Tỷ lệ %) Các lĩnh vực cuộc sống Kết quả 1.Đời sống vật chất 17,5 2. Gia đình 16,0 3. Giải trí 15,9 4. Các mối quan hệ 11,0 5. Phát triển bản thân 10,3 6. Công việc, học tập 9,4 7. Sức khỏe 9.1 8. Cộng đồng, xã hội 6,9 9. Khác 3.9

Do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, gia đình với mỗi người Việt Nam rất quan trọng. Khi thỏa mãn nhu cầu với cộng đồng, gia đình, xã hội thì họ sẽ thấy hạnh phúc. Tất nhiên nếu thiếu ăn thì khơng thể có hạnh phúc. Phải sống xa nhà, coi trọng tình cảm gia đình là hồn tồn có thể hiểu được.

Quan sát các lĩnh vực cuộc sống được sinh viên định vị hạnh phúc của bản thân (5 mệnh đề được nhiều đề cập tới) khơng có mặt lĩnh vực liên quan tới cơng việc và học tập (đây là hoạt động chủ đạo) của các em. Như vậy, hoặc là các em đã cảm thấy hài lòng với lĩnh vực này hoặc là các em khơng coi trọng nó. Trong số 8 lĩnh vực mà nghiên cứu đưa ra thì trách nhiệm và vai trị vớicộng đồng/xã hội ít được sinh viên chú ý nhất. Kết quả này cho thấy hoặc các em chưa tự nhận thức được trách nhiệm hành động của bản thân đối với cộng đồng hoặc các em chưa được xã hội giao cho các nhiệm vụ này. Mặc dù, hiện nay các hoạt động tình nguyện đã trở thành phong trào thu hút khá nhiều sinh viên tham gia. Ý nghĩa của phong trào này chính là phát huy sức trẻ của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng, đất nước. Tuy nhiên hoạt động tình nguyện lại đang được gắn với điều kiện xét tốt nghiệp khi ra trường thì hiệu quả thực sự của nó chưa được sinh viên nhìn nhận.

Tóm lại, dữ liệu định lượng cho thấy có sự thống nhất trong quan niệm về hạnh phúc của sinh viên cho dù được xem xét từ 4 tiếp cận khác nhau. Đó là hạnh phúc của sinh viên gắn nhiều với sự thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần nên nghiêng theo hạnh phúc thụ hưởng. Các em hướng về gia đình rất mạnh mẽ, nhưng lại có xu hướng hướng tới hạnh phúc cá nhân hơn là hạnh phúc xã hội. Các lĩnh vực cuộc sống được nhiều sinh viên định vị cho hạnh phúc của bản thân liên quan tới vật chất, gia đình, giải trí các mối quan hệ xã hội và sự phát triển của bản thân.

3.5 Mối quan hệ của quan niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội.

Mối quan hệ giữa quan niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc được xem xét từ góc độ nhìn nhận về hạnh phúc của những người “rất hạnh phúc” và những người “Không hạnh phúc”. Trên thang điểm đánh giá từ 1 đến 10 (với ý nghĩa điểm càng cao thì mức độ hạnh phúc càng cao), theo kết quả khảo sát báo cáo thì mức độ hạnh phúc sinh viên cung cấp là 7,02 điểm (người thấp nhất là 2 điểm và cao nhất là 10 điểm). Để tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của hai nhóm nêu trên, tác giả nhóm thang khoảng (1 đến 10 điểm) thành thang thứ bậc với ý nghĩa: Không hạnh phúc (điểm dưới 5), Hạnh phúc (từ 5 điểm tới dưới 8 điểm) và Rất hạnh phúc (từ 8 điểm trở lên). Những phân tích sẽ được thực hiện với hai mã: cảm nhận hạnh phúc với cấu trúc của hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc với định vị lĩnh vực của cuộc sống. Riêng hai mã hạnh phúc thụ hưởng/giá trị và hạnh phúc cá nhân/xã hội khơng được phân tích ở nội dung này.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI. (Trang 44 - 46)