Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành hà nội (Trang 49 - 52)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.8. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

- Bất bình đẳng (inequality) đề cập đến sự khác biệt nào đó. Bất cơng bằng (inequity) đề cập đến sự khác biệt nào đó có liên quan đến khía cạnh đạo đức, cơng lý hay quyền con người. Bất bình đẳng về sức khỏe, CSSK (inequality in health, health care) là thuật ngữ dùng để chỉ ra sự khác biệt về một hay nhiều chỉ số sức khỏe, CSSK giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm kinh tế-xã hội. Bất cơng bằng sức khỏe, CSSK có thể được hiểu là “sự khác biệt về một hay nhiều chỉ số sức

khỏe, chăm sóc sức khỏe giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm kinh tế-xã hội có thể phịng tránh được”.

Bất công bằng sức khỏe, CSSK thường được nghiên cứu theo một số nhóm chỉ số sau:

+ Các chỉ số sức khỏe (Ví dụ như tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng sức khỏe);

+ Các yếu tố hành vi, lối sống có liên quan đến sức khỏe (Ví dụ như hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia);

+ Tiếp cận và sử dụng các DVCSSK (các DVCSSK nói chung, các DVCSSK sinh sản, DVCSSK trẻ em…);

+ Chi trả từ tiền túi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

Bất cơng bằng sức khỏe, CSSK thường được phân tích khi so sánh các chỉ số nêu trên giữa các nhóm dân cư phân chia theo: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, điều kiện kinh tế, nơi cư trú (thành thị và nông thôn). Bất công bằng sức khỏe, CSSK thường được phân tích dưới góc nhìn của khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe [108].

- Phân loại kinh tế HGĐ: Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (principal component analysis) để tính tốn chỉ số tài sản của HGĐ (wealth index), các HGĐ được điều tra của mỗi nhóm đã được đưa vào tính tốn. Chỉ số tài sản HGĐ được sử dụng như là tình trạng kinh tế xã hội HGĐ. Để ước tính chỉ số tài sản HGĐ chúng tôi sử dụng thông tin về tình trạng ngơi nhà (ví dụ: vật liệu làm mái nhà, tường nhà, nền nhà), sử dụng/tiếp cận nguồn nước và vệ sinh (ví dụ: nguồn nước cho sinh hoạt, tắm giặt, loại nhà vệ sinh), sở hữu các vật dụng lâu bền (ví dụ: đài, ti vi, điện thoại, hố xí tự hoại, tủ lạnh, ơ tơ, xe máy, máy giặt, điều hịa, lị vi sóng, bếp gas, máy phát điện, máy vi tính, internet). Dựa vào mơ hình phân tích thành phần, mỗi HGĐ sẽ được tính với một số điểm tương ứng. Sau đó, mỗi HGĐ được xếp loại vào từng nhóm 20% nghèo nhất tới nhóm 20% giàu nhất dựa trên điểm số của từng HGĐ theo 5 nhóm thu nhập, 5nhóm thu nhập là người ta chia tổng thành các phần đều nhau, mỗi phần chiếm 20%. Chỉ số tài sản HGĐ không nhằm cung cấp thơng tin về nghèo đói tuyệt đối, thu nhập hiện tại hoặc mức độ

chi tiêu của HGĐ, do đó chỉ phù hợp trong phạm vi bộ số liệu tính tốn. Chỉ số tài sản HGĐ được tính riêng cho nhóm 1 (nhóm có điều kiện sinh hoạt khơng đảm bảo) và nhóm 2 (nhóm có điều kiện sinh hoạt đảm bảo) [109].

Để tìm hiểu về mức độ bất bình đẳng/bất cơng bằng về các biến số/chỉ số nghiên cứu, chúng tơi tính tốn hệ số tập trung (trước đây thường biểu thị trên đồ thị Lorenz). Hệ số tập trung dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hệ số tập trung có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữabiểu đồ tập trung và đường bình đẳng tuyệt đối. Hệ số tập trung với phần diện tích nằm cả dưới và trên đường bình đẳng đều có thể là bất cơng bằng. Ví dụ: trường hợp thu nhập, chi tiêu cho y tế, nếu nằm dưới đường bình đẳng là bất bình đẳng, nhưng về tỷ lệ mắc bệnh thì phải trên đường bình đẳng mới là bất bình đẳng.

Cơng thức tính của Hệ số tập trung:

Hệ số tập trung sẽ dao động 0 tới 1 trong đó bằng “0” là bình đẳng tuyệt đối và “1” là bất bình đẳng tuyệt đối. Hệ số tập trung < 0,2 là bất bình đẳng thấp, 02-0,4 là bất bình đẳng trung bình, 0,4-0,6 là bất bình đẳng cao, > 0,6 là bất bình đẳng rất cao [110-111].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)