Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Vạt mạch xuyên động mạch gối xuống
3.3.1. Động mạch gối xuống
ĐM gối xuống là nhánh dưới cùng của ĐM đùi, cho các nhánh cơ cấp máu cho cơ may (phần dưới) và cơ rộng trong cùng ĐM hiển (nhánh da).
3.3.1.1. Nguyên ủy
ĐM gối xuống tách ra từ mặt trong ĐM đùi, ở phần dưới của ống cơ khép và ngay trên lỗ gân cơ khép. Nơi tách ra của ĐM gối xuống ở trên đường khớp gối từ 12,5 cm tới 14,5 cm và luôn ở dưới điểm TK hiển xuyên qua mạc rộng khép để ra nơng.
Hình 3.16. ĐM gối xuống (bơm màu xanh) trên xác tươi
3.3.1.2. Đường đi và phân nhánh
Từ nguyên ủy, ĐM gối xuống chạy xuống trong ống cơ khép, ở mặt trong của ĐM đùi trên một đoạn ngắn khoảng 2 cm. Trên đoạn này, ĐM tách ra nhiều nhánh, bao gồm các nhánh nhỏ cho cơ may, nhánh cho cơ rộng trong và khớp gối cùng các nhánh da (ĐM hiển).
Nếu khơng kể các nhánh nhỏ cho cơ may, có thể phân thành 3 kiểu phân nhánh có cơ rộng trong, khớp gối và da như sau:
- Loại thứ nhất: ĐM gối xuống chia đôi thành 2 nhánh tận (gặp trên 7/56 tiêu bản – chiếm 12,48%):
+ Nhánh cơ khớp chạy vào phần dưới cơ rộng trong rồi vào bao khớp gối.
+ Nhánh da (ĐM hiển) thường thấy nhánh có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn nhánh cơ khớp.
- Loại thứ hai: ĐM gối xuống chia làm 3 nhánh (gặp trên 36/56 tiêu bản – chiếm 64,30%):
+ Nhánh khớp gối chạy vào bao khớp gối. + Nhánh da (ĐM hiển).
Theo kiểu này, thường thấy nhánh cơ tách sớm nhất, sau đó là nhánh khớp và nhánh da cùng tách từ một thân chung. Trong các nhánh trên, nhánh khớp có đường kính nhỏ nhất. Nhánh cơ và nhánh da có đường kính xấp xỉ nhau.
- Loại thứ ba: ĐM gối xuống không cho nhánh da vào da vùng bụng chân trong (gặp trên 13/56 tiêu bản – chiếm 23,22%).