CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Đề cương nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội.
- Các phác đồ điều trị được tiến hành với sự cho phép của Bộ Y tế, bệnh viện Bạch Mai và khoa Cơ Xương Khớp (Phần phụ lục).
- Trước khi tiến hành thu thập thông tin cho nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu được thơng báo về mục đích, quy trình nghiên cứu và ký Bản chấp nhận tham gia nghiên cứu, và chỉ tiến hành nghiên cứu đối với những người tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người bệnh trong quá trình khám và chữa bệnh.
- Người bệnh có thể ngừng tham gia nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào. - Các thông tin về bệnh và cá nhân đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật. - Các khía cạnh đạo đức khác trong nghiên cứu đều được tuân thủ theo tuyên ngôn Helsinki năm 1966 và những điểm trọng tâm trong hội nghị vềđạo đức trong nghiên cứu khoa học tại Tokyo năm 2000.
So sánh, đánh giá kết quả giữa 2 nhóm trong 52 tuần theo dõi tại các thời điểm theo các chỉtiêu LS, CLS bên dưới:
84 bệnh nhân thoái hoá khớp gối nguyên phát (122 khớp):
- Chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn ACR 1991 - Thỏa mãn các Tiêu chuẩn lựa chọn và Tiêu chuẩn loại trừ
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Hỏi bệnh, khám LS (thời điểm T0):
- Đặc điểm lâm sàng
Cận lâm sàng:
- Đặc điểm XQ, SÂ, MRI khớp gối
39 BN nhóm tiêm HA (57khớp gối)
- Tiêm Hyalgan
- Phác đồ tiêm 3 mũi, cách 1 tuần tiêm 1 mũi
45 BN nhóm tiêm PRP (65 khớp gối)
- Tách PRP theo phương pháp ACP
- Tiêm PRP theo phác đồ tiêm 3 mũi, cách 1 tuần tiêm 1 mũi Chia thành 2 nhóm Lâm sàng: T1, T2, T6, T10, T26, T52. Siêu âm: T1, T2, T6, T10, T26, T52. XQ, MRI: T26, T52. Mức độ hài lòng: T26, T52.
Tai biến, tác dụng không mong muốn: các thời điểm