Những yếu tố ảnhhưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanhnghiệp của sinh viên

Một phần của tài liệu Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. (Trang 26 - 29)

1.3.1. Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV là: Hứng thú, năng lực, ý chí, sức khỏe của bản thân mỗi SV.[13 ]

Hứng thú thực tập tại doanh nghiệp là thái độ đặc biệt của SV. Nhờ có hứng thú mà tính cích cực trong hoạt động của SV mới được thúc đẩy và duy trì. Nó làm tăng hiệu quả của hoạt động. Do đó có quan niệm cho rằng: “hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng mang lại những khối cảm cho con người trong quá trình hoạt động”. Ở SV trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, hứng thú được thể hiện thông qua sự tập trung chú ý sự quan tâm và say mê với công việc được phân công. Trong quá trình này, khơng những SV quan tâm, chú ý đến cơng việc mà cịn nảy sinh tình cảm với cơng việc đó. Khi đó hứng thú trở thành một dạng đặc biệt của thái độ và thơng qua nó có thể đánh giá thái độ của SV đối với công việc như thế nào. Có thể nói, hứng thú như là một dấu hiệu, một chỉ số nhằm đánh giá mức độ biểu hiện ra bên ngoài của thái độ.

Một trong những yếu tố để xây dựng và phát triển thái độ học tập tích cực cho SV là trình độ nhận thức. Là điều kiện khơng thể thiếu được để hình thành lên thái độ thực tập đúng đắn. Khi SV hiểu biết được ý nghĩa, nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết, vai trò, nội dung…của hoạt động thực tập, khi đó các em mới có thái độ tích cực, tự giác trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. Việc nhận thức hoạt động này có tích cực hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ nhận thức của SV. Những SV có trình độ năng lực nhận thức chưa tốt thì với các em hoạt động nào cũng khó, nhiều hoạt động có thể nằm ngồi tầm kiểm sốt của các SV nên dẫn đến việc họ chán thực tập. Ngược lại, với trình độ năng lực nhận thức tốt, các SV dễ dàng lĩnh hội công việc theo sự hướng dẫn của các anh chị quản lý, thậm chí cịn thích thú với hoạt động tìm tịi từ đó hình thành thái độ tích cực.

Yếu tố sức khỏe cũng ảnh hưởng lớn đến thái độ thực tập, nếu SV có sức khỏe tốt ln trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận những công việc được phân cơng, chủ động hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì khi đi thực tập tại mơi trường doanh nghiệp, các em phải thích nghi với một mơi trường hồn tồn mới. từ việc học tập ở trường chủ yếu ở trên sách vở và rèn luyện các thao tác ở các phòng thực hành tại trường. Tuy nhiên, khi các em bước vào công ty thực tập, các em sẽ phải làm việc như một công nhân của công ty. SV phải đáp ứng giờ làm, giờ nghỉ ngơi của cơng ty. Vì vậy, những SV khơng có sứckhỏe tốt thì khơng thể đáp ứng được cơng việc gây nên tâm trạng uể oải, lảng tránh cơng việc của mình.

Ý chí vươn lên trong hoạt động thực tập cũng là một nhân tố không thể thiếu được trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thay đổi mơi trường làm việc, do áp lực của công việc đặt ra. SV luôn phải cố gắng hồn thành tốt phần việc của mình, do vậy, nếu khơng có ý chí vươn lên thì SV rất dễ bỏ cuộc dẫn đến tình trạng bỏ thực tập hoặc trong các thao tác của công việc, các em không tập trung dễ dẫn đến những sai sót gây ảnh hưởng đến kết quả cơng việc của cả nhóm, cả dây chuyền thậm chí ảnh hưởng đến cả cơng ty.

1.3.2. Yếu tố khách quan

Đó là những yếu tố bên ngồi tác động vào chủ thể bằng những con đường khác nhau.[13 ]

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thực hành, thực tập là yếu tố đầu tiên tác động đến thái độ của SV khi tham gia vào hoạt động thực tập tại các doanh nghiệp. Khi bước chân vào doanh nghiệp thì cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ được SV cảm quan đầu tiên và gây ấn tượng ban đầu đối với họ. Chính vì vậy, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại sẽ tác động mạnh mẽ lên ý thức của SV. SV cho rằng được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp như vậy thì các em phải cố gắng hết sức để hồn thành nhiệm vụ của bản thân mình.

Chế độ hỗ trợ là một nhân tố tác động rất lớn tới thái độ của SV khi đi thực tập. SV cảm thấy thích thú và nhiệt tình hơn đối với những cơng việc mà doanh nghiệp hỗ trợ với mức tiền cao và ngược lại. Mặc dù, theo quy định đi thực tập là không được trả lương, nhưng những năm gần đây các doanh nghiệp thường chi hỗ trợ cho SV thực tập một phần. Mức chi hỗ trợ tùy thuộc vào công ty lớn hay nhỏ, có chế độ phúc lợi lớn hay khơng. Có nhiều trường hợp khi SV đi thực tập đến khi cán bộ quản lý thông báo chế độ cho SV và nội quy quy định đi thực tập thì ngay hơm sau sinh viên tự ý nghỉ làm, hoặc lôi kéo thêm bạn bè cùng nghỉ việc. Ngồi ra mỗi cơng ty cũng thơng báo, nếu những SV thực tập nào có kết quả thực tập tốt và có nguyện vọng vào làm tại cơng ty sau khi tốt nghiệp đó cũng là một động lực giúp các em rèn luyện kỹ năng của bản thân để sau khi ra trường có thể được nhận vào làm hoặc có thể xin vào những cơng ty khác khi mà bản thân mình đã có những kinh nghiệm.

Các mối quan hệ xung quanh môi trường thực tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến SV. Mặc dù là SV thực tập nhưng các em vẫn được giao những công việc như một người công nhân thực thụ và được làm ở vị trí đan xen với những cơng nhân khác của công ty . Những cơng nhân cũ lành nghề ở cơng ty có thể hướng dẫn trực tiếp các em thực tập nếu

như thao tác của các em chưa đúng. Do vậy, giữa SV thực tập và những cơng nhân cũ có mối quan hệ thân thiết sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho các em thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ SV hăng say và đam mê với cơng việc mình đang làm nhưng ngược lại, nếu SV thực tập nảy sinh mâu thuẫn với những công nhân hoặc những công nhân của công ty mâu thuẫn với các em thực tập thì khiến cho bầu khơng khí giữa họ trở lên nặng nề, đầu óc không tập trung vào công việc, tâm trạng lúc nào cũng bị ức chế. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công việc kém, thường xảy ra lỗi trong dây chuyền sản xuất. từ đó có thể dẫn đến tình trạng khiêu khích thậm chí đánh nhau ở bên trong cơng ty gây hậu quả cho chính doanh nghiệp mà SV đang thực tập. Và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường cũng bị ảnh hưởng.

Trước khi bước vào làm việc tại các cơ sở thực tập, đa phần các SV sẽ được học nội quy quy định của doanh nghiệp một ngày. Đó là cơ sở để các em thực hiện nhiệm vụ của mình mà khơng vi phạm đến quy chế của công ty. Nhưng tùy từng doanh nghiệp mà nội quy của họ cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các em SV đang từ mơi trường của trường học việc đi muộn về sớm, hoặc có thể nghỉ học dường như khơng phải là vấn đề quá lớn. Các em đi học muộn vẫn có thể xin giáo viên giảng dạy vào lớp, các em có việc bận có thể xin giáo viên về sớm một chút hoặc các em có thể nghỉ một vài buổi học khơng cần lý do thậm chí có thể học bù học lại được. Nhưng khi đi thực tập, các em bước vào một môi trường chuyên nghiệp địi hỏi tác phong cơng nghiệp thì việc đi muộn khơng thể xảy ra hoặc chỉ hãn hữu một lần. Việc nghỉ không lý do hoặc đang làm mà bỏ vị trí làm việc thì khơng thể trừ khi có sự đồng ý của người quản lý trực tiếp và sẽ khơng có lần thứ 2 xảy ra.

Trong một mơi trường hồn tồn lạ, khi SV đang học và thực hành trên ghế nhà trường chuyển sang mơi trường doanh nghiệp, nó hồn tồn mới mẻ với các em. Trong lúc bỡ ngỡ đó, chính giáo viên quản lý mà nhà trường phân công phụ trách các em thực tập và là động lực vừa là nguồn động viên đối với các em. Nhưng cũng phụ thuộc vào phương pháp quản lý và phương pháp hướng dẫn của giáo viên. Một giáo viên quá cứng nhắc cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ, tác phong làm việc của các em. Bất cứ kiến nghị gì của SV thì người mà SV nghĩ đến đầu tiên là giáo viên quản lý của mình. Nếu giáo viên quản lý khơng lắng nghe, khơng quan tâm thì trong bản thân mỗi em sẽ xảy ra những khúc mắc có thể dẫn đến những hành vi chán nản, hoặc thường xuyên vi phạm nội quy, quy định của doanh nghiệp. vì vậy, Giáo viên quản lý SV thực tập càng quan tâm, chú ý lắng nghe, quan sát tâm tư nguyện vọng của sinh viên bao nhiêu thì nhiệm vụ hồn thành khóa thực tập của các em càng tốt bấy nhiêu.

Một yếu tố không thể thiếu đối với việc tác động đến thái độ của SV đi thực tập đó là nhà trường. Nhà trường giữ vai trị giáo dục đạo đức cùng với việc giáo dục tri thức cho SV. Các em được đào tạo quy củ ở nhà trường sẽ có tâm thế tốt hơn khi bước vào mơi trường thực tập, Ví dụ, ở trường SV thực hiện việc đi học đúng giờ, trong quá trình thực hành tay nghề tại trường, SV chú tâm nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thì trong quá trình thực tập SV cũng chú tâm vào cơng việc cuả mình, khơng xao nhãng. Vì vậy địi hỏi nội quy nhà trường phải thực sự nghiêm khắc từ đó địi hỏi SV nghiêm túc hơn trong quá trình thực tập. Bên cạnh việc rèn luyện tri thức thì yếu tố giáo dục đạo đức cũng rất quan trọng. SV có đạo đức tốt thì sẽ có thái độ chấp hành tốt nội quy quy định của doanh nghiệp hơn. Hiện nay một số nhà trường đã thực hiện giảng dạy môn học Kỹ năng mềm mục đích để trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường. Điều đặc biệt, hầu hết các nhà trường, trước khi các em sinh viên đi thực tập tại một công ty nào đó thì việc phổ biến những kiến thức về doanh nghiệp đó là cần thiết. Nhà trường sẽ đưa ra những kinh nghiệm từ các khóa học trước để cho khóa học sau làm bài học chính vì vậy, nhà trường càng trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất mà doanh nghiệp cần thì SV càng có bàn đạp để thực hiện tốt công việc của bản thân mình. SV sẽ có tâm thế sẵn sàng với nhiệm vụ mình sẽ được giao và có khả năng ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trong mơi trường doanh nghiệp.

Tiểu kết chương

Qua quá trình tổng quan lịch sử nghiên cứu về vấn đề thái độ cho thấy, đây là vấn đề có ý nghĩa và tầm quan trọng nên được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu về thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV là vấn đề khá mới mẻ ở nước ta. Chính vì vậy, nghiên cứu thái độ đối với HĐTT của SV trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Thái độ đối với HĐTT của SV được thể hiện ở 03 mặt: nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành vi. Nhận thức về ý nghĩa, nhiệm vụ, phương pháp tổ chức HĐTT. Xúc cảm - tình cảm của SV thể hiện ở tính thích thú, tích cực của SV khi tham gia HĐTT. Hành vi của HĐTT thể hiện ở kết quả thực hiện 09 hành vi: trước khi đi thực tập: Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ tác phong phù hợp; Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạncủa quá trình sản xuất tại doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập: Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập, đảm bảo kỷ luật lao động ; Tinh thần làm việc say sưa, năng động; Tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo; Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại; Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ; Thường xuyên trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký cơng việc. Sau thực tập: Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; Viết và nộp báo cáo.

Bên cạnh những biểu hiện cịn có các yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp đó là những yếu tố chủ quan: Về động cơ; Hứng thú; Nhu cầu; Năng lực. Những yếu tố khách quan: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tiền hỗ trợ; Phương pháp của giáo viên quản lý; Nội quy, quy định của cơ quan; Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w