CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 6 năm 2014, có 44 bệnh nhân được lấy vào nghiên cứu, có đặc điểm chung sau đây:
3.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhận xét: Nhận xét:
Trong 44 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, tuổi trung bình là 51,1 ± 44,1 tháng, trong đó phần lớn là bệnh nhân trên 3 tuổi, chiếm tỷ lệ 47,7%; bệnh nhân 12 đến 36 tháng, chiếm tỷ lệ 38,7%; còn bệnh nhân 6 đến 11 tháng, chiếm tỷ lệ 13,6%. 0 10 20 30 40 50 6 tháng - 11 tháng 12 tháng - 36 tháng Trên 36 tháng 13.6 38.7 47.7 Tỷ lệ %
3.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới
Biểu đồ3.2. Đặc điểm phân bố theo giới Nhận xét: Nhận xét:
Tỷ lệ nam và nữlà tương đương nhau trong nghiên cứu: 50% (22/44).
3.1.3. Đặc điểm phân bố cân nặng theo nhóm tuổi
Bảng 3.1. Cân nặng trung bình của trẻ theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhi TB ± SD Min Max
6 tháng –dưới 12 tháng 6 8,1 ± 0,92 7 9
12 tháng – 36 tháng 17 11,6 ± 2,53 7,5 17
Trên 36 tháng 21 20,4 ± 8,76 12 42
Chung 44 15,3 ± 7,97 7 42
Nhận xét:
Cân nặng trung bình của nhóm nghiên cứu là 15,3 ± 7,97 kg, trong đó cân nặng thấp nhất là 7 kg và cao nhất 42 kg.
50% 50%
Nam Nữ
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của nhóm nghiên cứu
Triệu chứng và xét nghiệm
Kết quả
Số bệnh nhi/ Tổng số
Tỷ lệ %
Thời gian bị bệnh trước khi nhập khoa Hồi sức cấp cứu
4,02 ± 2,96 ngày
Sốt 40/44 90,9%
Co giật 33/44 75%
Tăng trương lực cơ 20/44 45,5%
Điểm hôn mê Glasgow: 7 điểm 16/44 36,4%
Điểm hôn mê Glasgow: 6 điểm 16/44 36,4%
Điểm hôn mê Glasgow: 5 điểm 08/44 18,2%
Điểm hôn mê Glasgow: 4 điểm 04/44 9,0%
Sốlượng bạch cầu máu 12,7 ± 7,5 × 103/ml Sốlượng tế bào dịch não tủy 16,64 BC/ml (1 – 141 BC/ml)
Protein dịch não tủy 0,95 g/l
Phù não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não 44/44 100%
Nhận xét:
Bệnh nhân viêm não nặng với 72,8% có điểm hơn mê Glasgow trong khoảng 6 đến 7 điểm, 27,2% có điểm hơn mê Glasgow trong khoảng 4 đến 5 điểm. 90% bệnh nhân có triệu chứng sốt, 75% bị co giật và chỉ có 45,5% có triệu chứng tăng trương lực cơ.
3.1.5. Chỉ số PRISM II trung bình của nhóm nghiên cứu
3.1.6. Thời gian điều trị
Bảng 3.3. Thời gian điều trị theo ngày
TB ± SD (ngày) Min Max
Thời gian thở máy 10,9 ± 10,1 1 66
Thời gian điều trị tại khoa HSCC 11,6 ± 11,2 1 66
Thời gian nằm viện 17,3 ± 12,8 3 68
Nhận xét:
Thời gian bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu trung bình là 11,6 ± 11,2 ngày, thấp nhất là 1 ngày và cao nhất là 66 ngày.
3.1.7. Nguyên nhân gây viêm não
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân virut tìm thấy ở trẻ viêm não nặng Nhận xét: Nhận xét:
Trong nghiên cứu chỉ có 34% bệnh nhân tìm thấy căn ngun, trong đó hàng đầu là viêm não Nhật Bản chiếm tỷ lệ 16% (7/44), tiếp theo là viêm não do HSV1 5/44 chiếm 11,4%. Có tới 66% bệnh nhân khơng tìm thấy căn ngun. 0 5 10 15 20 25 30
Viêm não JE Viêm não HSV1 Viêm não do nguyên nhân
khác
Không thấy căn
nguyên
7 5
3
3.1.8. Thời gian đo áp lực nội sọ
Thời gian đo áp lực nội sọ trung bình 135,2 ± 102,0 giờ (ít nhất là 15 giờ, nhiều nhất là 423 giờ). Thời gian đo được tính từ khi trẻ nhập khoa Hồi sức cấp cứu có chỉ định đo áp lực nội sọ và đo áp lực nội sọ cho đến khi trẻ có chỉ định rút cảm biến đo áp lực nội sọ.
3.1.9. Kết quảđiều trị tăng áp lực nội sọ do viêm não ở trẻ em
Bảng 3.4. Kết quảđiều trịtăng áp lực nội sọở trẻ viêm não
Kết quả điều trị Số bệnh nhi Tỷ lệ (%)
Sống 19 43,2
Tử vong 25 56,8
Tổng 44 100
Nhận xét:
Trong tổng số 44 bệnh nhân hôn mêvới điểm hôn mê Glasgow dưới 8 điểm được chẩn đoán tăng áp lực nội sọ do viêm não được theo dõi và điều trị, kết quả có 25/44 bệnh nhân tử vong, chiếm 56,8%.
3.1.10. Biến chứng do đặt cảm biến đo áp lực nội sọ
Biểu đồ 3.4. Biến chứng do quá trình đặt cảm biến và đo áp lực nội sọ
2 6 0 2 42 16 42 42 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Chảy máu ngồi da Dị dịch não tủy Chảy máu trong não Nhiễm khuẩn
Nhận xét:
Trong tổng số 44 bệnh nhân được đặt cảm biến, có 2 trường hợp cấy cảm biến sau rút có nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ 4,5%; trường hợp thứ nhất xác định
Klebsiella pneumonia, trường hợp thứ hai là Spingomonas paucimobilis.
3.1.11. Tỷ lệ tăng áp lực nội sọ dai dẳng
Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng áp lực nội sọ dai dẳng
Áp lực nội sọ ICP Số bệnh nhi Tỷ lệ %
Tăng ICP cấp 16 36,4
Tăng ICP dai dẳng 28 63,6
Tổng 44 100
Nhận xét:
Tăng áp lực nội sọ dai dẳng chiếm 63,6% số bệnh nhân nghiên cứu.