Tiêu chí chọn kim chọc hút tế bào

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị siêu âm nội soi và chọc hút bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư tụy (Trang 46 - 48)

STT Tiêu chí chọn kim Ghi chú

1 An toàn Độ an toàn cao nhất

2 Độ chính xác Kết quả tốt, tránh âm tính giả

3 Quan sát được kim trên màn hình Nhìn thấy đầu kim trên SA 4 Nhắm tới mục tiêu (targettable) Kiểm soát kim khi chọc

5 Dễ uốn cong Qua kênh sinh thiết dễ dàng

6 Kết nối phần nhựa hoặckim loại Không bị đứt khi dùng 7 Độ bền của kim(ra vào nhiều lần) Tránh bị hỏng khi sử dụng

8 Kim phải có sẵn Dễ mua

9 Xư lý kim sau sử dụng Đảm bảo về bào hộ lao động

10 Nòng kim Vừa đủ nhọn để đâm xuyên

11 Sự hút Hút chân không để lấy tế bào

12 Điều chỉnh được độ dài kim Phù hợp khi làm thủ thuật

13 Giá thành kim Càng rẻ càng tốt

14 Khả năng sử dụng Dễ dàng, đơn giản

15 Hạn dùng kim Càng dài càng tốt

16 Tái vơ trùng (bóc kim ra chưa dùng) Vô trùng lại đểdùng lần sau

17 Hợp kim Nitinol Kim đủ cứng, bền, tái sử dụng

18 Kim dùng cho mục đích đặc biệt Kim Tru-cut, tiêm cồn…

Về độ an tồn của thủ thuật: Kim 25G có đường kính bé hơn kim 22G.

Do đó, khi chọc hút bằng kim 25G ít gây tổn thương hơn khi chọc hút bằng

kim 22G. Tuy nhiên, sự khác biệt về tai biến của thủ thuật khi dùng 2 loại kim

33

Về độ chẩn đốn chính xác: Chẩn đốn chính xác của phương pháp là

mục tiêu quan trọng nhất. Mục đích chọn kim là mong muốn đem lại kết quả chẩn đoán tốt nhất, nhằm tránh tối đa những âm tính giả và tai biến của thủ thuật. Vì kim 22G có kích thước lớn hơn kim 25G nên khi chọc hút bằng kim

22G cho bệnh phẩm tốt hơn khi sử dụng kim 25G. Vì thế,độ chẩn đốn chính xác của kim 22G tốt hơn khi dùng kim 25G. Tuy nhiên, theo một số tác giả

[112],[113],[114],[115] cho thấy: Sự khác biệt về độ chẩn đốn chính xác giữa 2 loại kim 22G và 25G khơng có ý nghĩa thống kê.

Theo Lee và cộng sự [116] (so sánh về chất lượngmẫu bệnh phẩm chọc hút bằng kim 22G và 25G) cho thấy: Sự khác biệt về chất lượng mẫu bệnh phẩm khi chọc hút bằng 2 loại kim này khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Yusuf và cộng sự [115] phân tích từ nghiên cứu đa trung tâm với 842

bệnh nhân được chọc hút tế bào (540 bệnh nhân được chọc hút bằng kim 22G và 302 bệnh nhân được chọc hút bằng kim 25G) có đối chiếu với tiêu chuẩn vàng là mô bệnh học sau phẫu thuật hoặc theo dõi lâu dài. Kết quả cho thấy: Nhóm bệnh nhân chọc hút bằng kim 22G có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đốn dương tính và giá trị dự đốn âm tương ứng là 84%, 100%, 100% và 49%. Trong khi đó, nhóm bệnh nhân chọc hút bằng kim 25G có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đốn dương tính và giá trị dự đốn âm tương ứng là 92%, 97%, 98% và 89%. Không có tai biến nào với nhóm bệnh nhân được chọc hút bằng kim 25G nhưng có 2% viêm tụy sau chọc hút bằng kim 22G. Giải thích về hiện tượng này, tác giả cho rằng: Chọc hút bằng kim 25G có đường kính

kim nhỏ hơn kim 22G nên khi chọc hút bằng kim 25G ít gây tổn thương hơn

khi sử dụng kim 22G. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ tai biến khi sử dụng 2 loại kim này khơng có ý nghĩa thống kê.

Siddiqui và cộng sự [114], nghiên cứu 131 bệnh nhân được chọc hút u

tụy: 64 bệnh nhân chọc hút bằng kim 22G và 67 bệnh nhân chọc hút bằng kim 25G. So sánh kết quả chẩn đốn tế bào học giữa nhóm chọc hút bằng kim

22G và kim 25G cho thấy, khơng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p = 0,18).

Về tai biến của thủ thuật, tác giả khơng thấy có tai biến nào cần xử trí trong và sau làm thủ thuật.

34

1.6.3. Tế bào học và mô bệnh học ung thư tụy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu giá trị siêu âm nội soi và chọc hút bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư tụy (Trang 46 - 48)