Phương thức lấy sữa

Một phần của tài liệu BAOTOTNGHIEP (Trang 44 - 45)

3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NI VÀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BỊ SỮA TẠI TRẠI NƠNG HỘ

3.1.4. Phương thức lấy sữa

Bò cho sữa được vắt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều, các dụng cụ như máy vắt sữa, lọc sữa, thùng chứa sữa đều được vệ sinh sau mỗi buổi vắt sữa với xà phịng, nước máy rồi đem phơi nắng. Có khi dùng nước nóng vệ sinh bình chứa sữa.

Đối với việc vệ sinh khi vắt sữa, phần lớn các hộ thực hiện rất đơn giản bằng cách rửa bầu vú bằng nước ấm, sau đó dùng khăn lau cho khô nhưng dùng một khăn cho cả đàn. Do đó rất dễ làm bệnh viêm vú lây lan giữa các con trong đàn. Người vắt sữa chỉ rửa tay bằng nước ấm trước khi vắt sữa, khơng rửa với xà phịng hay dung dịch thuốc sát trùng.

Việc kiểm tra bầu vú và sữa trước khi vắt sữa cũng chưa được nông quan tâm đúng mức. Thường họ vắt bỏ những tia sữa đầu xuống nền chuồng, khơng có dụng cụ riêng hứng kiểm tra những tia sữa đầu, ngay cả khi bò bị viêm vú lâm sàng cũng khơng có dụng cụ chứa sữa riêng mà vắt bỏ xuống nền chuồng rồi dội nước, do đó rất dễ làm bệnh viêm vú lây lan trong đàn.

Ở đây bò được cho cạn sữa khoảng 60 ngày trước khi bò sinh để bò hồi phục chuẩn bị cho chu kỳ sữa kế tiếp. Thường chu kỳ khai thác sữa khoảng 300 ngày, nhưng có những con chậm lên giống lại sau khi sinh hay phối nhiều lần không đậu thai nên thời gian khai thác sữa kéo dài, có khi trên 12 tháng mặc dù lượng sữa không nhiều, điều này cũng là nguyên nhân làm cho sản lượng sữa bình quân trong đàn thấp. Khi cạn sữa không dùng kháng sinh bơm vào vú bò để phòng viêm vú, trừ khi trường hợp vú bị viêm lâm sàng trong quá trình cạn sữa thì mới điều trị.

35

Hình 3.5. Vắt sữa bằng máy tại nông hộ

Một phần của tài liệu BAOTOTNGHIEP (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)