2.5.1 Sự xâm nhập của vi khuẩn vào tuyến sữa
Quá trình viêm nhiễm xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa, chống lại khả năng phịng vệ và nhân lên nhanh chóng. Vi khuẩn có thể tấn cơng vào tuyến sữa bằng nhiều cách. Giữa các công đoạn vắt sữa, chúng có thể đi vào bên trong núm vú, nhân lên ở đó hoặc thơng qua sự vận động lý học như áp lực tác động vào bầu núm vú khi bò di chuyển và vận động. Trong quá trình vắt sữa bằng máy, vi khuẩn vào trong các khoang chứa sữa.
2.5.2 Quá trình hình thành bệnh
Vi khuẩn có khả năng tấn cơng vào các mô rồi vào bên trong tuyến sữa để gây bệnh là nhờ khả năng tồn tại của chúng, đặc biệt là quá trình khai thác sữa khi bầu vú đầy sữa. S. aureus và Strep. agalactiae bám rất tốt vào các mô dẫn đến các khoang chứa sữa. E. coli khơng bám vào mơ mà nhân lên nhanh chóng ở các vú có lượng tế bào thân thấp.
Hậu quả của bệnh viêm tuyến sữa do E. coli phụ thuộc nhiều vào khả năng loại thải vi khuẩn của các tế bào bạch cầu. Nếu lượng tế bào bạch cầu ở thời điểm mà E. coli bắt đầu xâm nhập vào tuyến sữa, hoặc các tế bào bạch cầu di chuyển nhanh đến tuyến sữa để ngăn cản quá trình xâm nhập của E. coli thì cơ hội để loại thảy vi khuẩn là tốt. Do đó khi sữa có lượng tế bào bạch cầu thấp, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn E. coli. Tế bào bạch cầu có khả năng phịng vệ thứ yếu. Chức năng của các tế bào này là vây bắt và phá hủy vi khuẩn. Nếu vi khuẩn bị tế bào bạch cầu loại trừ thì bệnh sẽ khơng xảy ra. Nếu chúng tồn tại dai dẳng sẽ kéo theo thể bệnh mãn tính. Sau đó các
vi khuẩn sẽ xâm nhập và nhân lên trong ống dẫn sữa nhỏ và vào phần nang thuộc vùng dưới của tuyến sữa. Ở đó, chúng sản sinh ra độc tố và các chất khác kích hoạt
tế bào bạch cầu, gây sưng tấy và hoại tử các tế bào tiết sữa. Hậu quả này có liên quan đến việc phóng thích các chất thu hút nhiều tế bào bạch cầu vào các vùng bị nhiễm bệnh nhằm nổ lực phá hủy các vi khuẩn gây nhiễm. Các chất dịch và các yếu tố đông máu cũng ngấm vào các mô tiết sữa.
19
2.5.3 Quá trình viêm nhiễm của tuyến sữa
Khi phản ứng viêm xảy ra thu hút mạnh các tế bào bạch cầu và dịch thể vào trong mơ tiết sữa. Q trình viêm có thể chỉ nhẹ và khơng thể phát hiện giống như thể cận lâm sàng hoặc có thể tiến triển thành các biểu hiện lâm sàng rõ rệt như vón cục, tạo váng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, những biến đổi này có thể kèm theo biểu hiện phù nề, sưng đỏ ở tuyến sữa cũng như có lẫn máu ở dịch tiết ra.
2.5.4 Quá trình chống lại sự nhiễm bệnh của các mô
Sau khi các tế bào thân đi vào máu và di chuyển đến các tế bào của mô bị tổn thương, chúng sẽ tích tụ lại ở các nang, các ống sữa lớn và bể chứa sữa trước khi đi vào sữa. Tế bào thân đi qua rãnh của các mô nhờ sức ép của các tế bào và đi đến vùng bị thương. Trong quá trình di hành, các tế bào bạch cầu sẽ phóng thích ra các chất phá hủy các tế bào tiết sữa. Sự có mặt của các vi khuẩn, mảnh vụn của biểu mô, các tế bào thân, các dịch thể ở vùng bị tổn thương có thể làm tắt nghẽn ống dẫn sữa, ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Các tế bào tiết sữa khỏe trở lại trạng thái nghỉ ngơi. Kết quả là làm giảm sản lượng sữa. Đây được gọi là thoái triển. Nếu như vi khuẩn bị đào thải, quá trình viêm dịu lại, các ống dẫn sữa tắt nghẽn được thơng và thành phần sữa trở lại bình thường trong một vài ngày thì các tế bào tiết sữa bị tổn thương có thể tự hồi phục, các tế bào không hoạt động sẽ hoạt động trở lại và có thể hoạt động lại cho các mơ khơng hoạt động.
Hơn thế nữa, nếu quá trình nhiễm bệnh dai dẳng và các ống dẫn sữa vẫn bị tắt nghẽn, sữa sẽ tích lại trong các nang và gây áp lực với các tế bào tiết sữa, các tế bào này trở lại trạng thái không hoạt động hay bị phá hủy phụ thuộc vào sự trầm trọng của bệnh, sau đó cấu trúc của các nang sữa sẽ bị vĩnh viễn thay thế bởi các mô sẹo, đầu tiên sẽ gây ảnh hưởng đến sản lượng sữa, sau đó là q trình tiết sữa.