2.2 Những hạn chế của pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế
2.2.3 Việc cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê đất của tổ chức, hộ
thuê đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
Những bất cập thực tế đã được đề cập khá đầy đủ ở phần chính, thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005, xây dựng Đề án “cho phép tư nhân thí điểm
cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê lại đất”. Bước đầu làm thí điểm
dự kiến thực hiện tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để khuyến khích đầu tư vào khu vực này.
Hàn Quốc cho phép người nước ngồi được quyền có đất/bất động sản tại Hàn Quốc thơng qua ba hình thức nhận đất: (i) cấp phép; (ii) đăng ký hồ
sơ; (iii) hình thức khác. Theo luật các cơng ty liên doanh có quyền sở hữu đất/ bất động sản.
2.2.4. Việc xử lý đối với đất góp vốn liên doanh trong trường hợp phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư
Vấn đề góp vốn pháp định tham gia công ty liên doanh bằng giá trị QSDĐ trong thực tế có nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là việc xử lý QSDĐ thế chấp khi hồn thành hoặc khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ,... Mặc dù đã có quy định pháp luật, song việc áp dụng hiện nay còn rất nhiều lúng, nhiều trường hợp phát sinh ngồi ý chí pháp luật hiện hành, Một đề án “xử lý đối
với đẩ góp vốn liên doanh trong trường hợp phá sản, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức đầu”.
2.2.5. Hướng dẫn thực hiện chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Quyền chuyển nhượng này mới được quy định rất hạn chế như đã trình bày. Ngồi ra cịn có thể được hiểu rộng (suy ra) theo quy định “góp vốn pháp định bằng giá trị QSDĐ” của pháp luật về Đất đai và Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quyền này được cụ thể hoá tại Điều 33 - chuyển nhượng vốn theo quy định của Điều 34, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong doanh nghiệp liên doanh, nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh... Mặc dù pháp luật về đất đai và
pháp luật liên quan không quy định doanh nghiệp có vốn ĐTNN được quyền chuyển nhượng giá trị QSDĐ (ngoài trường hợp xử lý QSDĐ đã đề cập), song cũng không quy định rõ là không được quyền chuyển nhượng vốn pháp định góp bằng giá trị QSDĐ... Vì vậy nếu hiểu theo quy định này thì giá trị QSDĐ khi là vốn pháp định của doanh nghiệp thì có thể được “quyền chuyển nhượng”.
thực trạng pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt nam
Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
Luận văn thạc sĩ luật học - cao học khoá V - đại học quốc gia hà nội, 1999 - 2002 102
Vấn đề này cần phải được quy định rõ ràng hơn, tránh tình trạng tạo ra cơ hội để có thể “lách luật” gây nên tình trạng lộn xộn trong thị trường bất động sản vốn vẫn còn đang ở dạng sơ khai.
3.1. sự cần thiết và căn cứ hoàn thiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tại việt nam