Sự tham gia của các tế bào và chất trung gian trong cholesteatoma

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai xương chũm cholesteatoma (Trang 37 - 39)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. CẤU TẠO VÀ TÁC HẠI CỦA CHOLESTEATOMA

1.4.3. Sự tham gia của các tế bào và chất trung gian trong cholesteatoma

Sự tích tụ của chất sừng (keratinizing) biểu mơ trong khoang tai giữa là một yếu tố rất quan trọng trong sinh bệnh học của cholesteatoma. Các giả thuyết đã đề xuất là các tế bào vảy của da di cư và tăng sinh để đáp ứng với tổn thương viêm trong khoang tai giữa gây ra sự tích tụ keratin. Trong nghiên cứu của Hiroyuki Sasaki và CS (1999) đã kiểm tra sự biểu hiện của cytokeratins trong lớp biểu mô của cholesteatoma để xác định xem cholesteatoma có phải là một bệnh có sự tăng sinh biểu mơ hay khơng bằng các kháng thể đơn dịng cho hai cytokeratins 13 và 16. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang cho thấy sự hiện diện của CK 16 trong lớp tế bào dưới biểu mô của cholesteatoma giống như của ống tai ngoài và CK13 có sự biến đổi trong lớp đáy của cholesteatoma [50]. Kết quả này minh chứng cho thấy cholesteatoma là một bệnh có sự tăng sinh biểu mơ. Nghiên cứu của Matthias Schonermark và CS (1996) về cơ chế phân tử của tiêu xương trong cholesteatoma cho thấy trong tổn thương cholesteatoma có sự tham gia của các enzyme phân giải protein với sự hiện diện của của MMP- 2 (72 kD collagenase), MMP-9 (92 kD collagenase) và MMP- 3 (stromelysin -1). Chính những yếu tố này đã đóng vai trị quan trọng trong cơ chế phân tử của sự xâm lấn cholesteatoma vào xương con và xương thái dương [51]. Nghiên cứu của Li Y và CS (2012) cho thấy nồng độ của

lipopolysaccharide (LPS) trong cholesteatoma là cao hơn so với các mơ ống tai ngồi. Các tác giả kết luận LPS chịu trách nhiệm về sự thối hóa hoại tử xương trong cholesteatoma tai giữa và MMP-9 có liên quan đến sự phát triển của cholesteatoma [52]. Trong báo cáo về cholesteatoma- một cái nhìn tổng quát của Eugene Son và CS (2013) cho biết sự tích tụ của chuỗi acid béo dẫn tới hậu quả quá sản tế bào biểu mô và gây dị sản vảy; tình trạng thiếu oxy dẫn đến kích thích tăng HIF (Hypoxia inducible factor) tạo ra MMP (Matrix Metalloproteinase), sự gia tăng MMP gây hậu quả xói mịn xương trong cholesteatoma. Đồng thời có sự biến đổi peroxy lipid thành cholesterol deteriorization và sự tham gia của các chất trung gian gây viêm như: Cox 2 (Cyclo- oxygenase-2), yếu tố hoại tử u TNF- alpha (tumour necrosis factor α), PGE2 (Prostaglandin E2), các gốc oxy; các cytokin IL1, IL6 (IL- Interleukin). Tất cả các yếu tố trên đều tham gia vào quá trình hủy xương của cholesteatoma [30].

Bên cạnh các yếu tố của mô gây các biến chứng do viêm tai giữa có cholesteatoma kể trên cịn phải kể đến một yếu tố khác làm tăng hoạt tính của cholesteatoma chính là vai trị của vi khuẩn gây nhiễm trùng và điều này đã giúp giải thích mối quan hệ chặt chẽ về sự phá hủy mô của cholesteatoma với tình trạng nhiễm khuẩn tái diễn, kéo dài [30]. Do vậy, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hiện và vai trị của vi khuẩn trong tổn thương có cholesteatoma. Một nghiên cứu của Mohammad S Attallah (2000) trên 88 bệnh nhân viêm tai giữa với độ tuổi từ 18-66, có cholesteatoma đủ điều kiện nghiên cứu được nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12,5% khơng tìm thấy vi khuẩn, 48% ni cấy có một loại vi khuẩn; có 14% mẫu nhiều loại vi khuẩn kết hợp và 17% kết quả ni cấy cho thấy có nấm [53]. Các loại vi khuẩn trên các mẫu nhiễm duy nhất một chủng thường gặp là Pseudomonas aeruginosa (51%); Staphylococcus Aureus

(31%); các chủng Proteus (17%) và chủng Bacteroides (12,5%). Trong các mẫu phối hợp nhiều vi khuẩn cho thấy Hemophilus Influenzae chiếm 3%,

chủng Prevotella chiếm 2% và chủng Klebsiella chiếm 1%. Trong số 15

chủng nấm, chủng aspergillus chiếm 10% và chủng Candida chiếm 7% các trường hợp [53]. Một nghiên cứu khác của Ricciardiello F và CS (2009) về tình trạng nhiễm khuẩn trong viêm tai giữa có cholesteatoma ở các bệnh nhân có độ tuổi từ 15-65 bằng việc phân lập vi khuẩn trong nang cholesteatoma cho thấy: Vi khuẩn hiếu khi chiếm nhiều nhất (60,3%) và chủng chủ yếu là Pseudomonas aeruginosa (31,1%), tiếp đến là

Staphylococcus Aureus (19,1%), Proteus mirabilis (7,7%), Escherichia coli

(1,4%) và Klebsiella pneumoniae (1%) [54]. Nhóm vi khuẩn yếm khí vi

khuẩn được tìm thấy với tỷ lệ khá cao (38,2%), đặc biệt là nhóm cầu khuẩn gram dương yếm khí (Peptococcus và Peptostreptococcus chiếm 12,4% và

4,8% các trường hợp), Bacteroides (12,4%), Clostridium (3,8%), Fusobacterium (2,9%) và Propionobacterium (1,9%) [54]. Nghiên cứu cũng

cho thấy có 3 trường hợp (1,4%) vừa có nhiễm nấm (Aspergillus) cùng với

Pseudomonas và Staphylococcus [54]. Nghiên cứu cũng đã cảnh báo việc

điều trị nhiễm khuẩn trong cholesteatoma tai giữa không chỉ sử dụng các dòng kháng sinh kháng vi khuẩn ái khí mà cần lưu ý điều trị cả nhóm vi khuẩn yếm khí để đạt hiệu quả [54].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính, mô bệnh học của viêm tai xương chũm cholesteatoma (Trang 37 - 39)