Bằng việc dạy thực nghiệm chuyên đề “Quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn học trung đại" Từ số liệu thu thập được thông qua bảng thống
kê cùng với những thông tin về giờ học đã chứng tỏ tính đúng đắn và tính khả thi:
1. Khi chưa dạy chuyên đề
Học sinh khơng thích học các tác phẩm Văn học trung đại, không phân biệt rõ quan niệm nghệ thuật về con người qua các giai đoạn khác nhau
Khơng khí giờ học Văn tẻ nhạt, học sinh ln cảm thấy mệt mỏi.
Kết quả các bài kiểm tra của học sinh khơng có nhiều bài sáng tạo, chủ yếu là sự sao chép kiến thức
2. Sau khi dạy chuyên đề
Học sinh rất hứng thú trong quá trình học, khả năng tiếp thu cũng như khả năng tự bộc lộ các năng lực thẩm mĩ cũng tốt hơn. Giờ học có sức hấp dẫn lơi cuốn học sinh vào khơng khí văn chương, sự cộng hưởng cảm xúc làm nên hiệu quả thẩm mĩ cao.
Số lượng bài làm đạt điểm khá giỏi tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là các em biết đưa ra những cảm xúc riêng, bài viết sáng tạo.
Kết quả trên đây mặc dù chưa thể phản ánh toàn bộ kết quả thực nghiệm bởi do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nhưng cũng là kết quả đáng khích lệ thể hiện tính khả thi của đề tài. Từ đó, chúng tơi cũng khẳng định vấn đề mà người viết đưa ra trong sáng kiến là đúng đắn.Tuy nhiên để có thể phát huy tối
đa hiệu quả của nó cần thiết phải có sự vận dụng sáng tạo, tài năng sư phạm và sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ giáo viên trực tiếp đứng lớp
3.Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế nhiều năm dạy ở lớp chuyên Văn và ôn đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Trong quá trình giảng dạy cho đối tượng là học sinh năng khiếu, giáo viên phải xác định: kiến thức của giáo viên là hết sức quan trọng, song phương pháp giảng dạy mới là yếu tố quyết định tới kết quả học tập của các em. Các tác phẩm văn học sẽ góp phần hình thành cho các em khả năng nếm trải, ứng xử nghệ thuật, phát triển nhu cầu, thị hiếu, hứng thú thẩm mĩ cũng như khả năng đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, các hiện tượng cuộc sống quanh họ và qua các giờ học văn, các tác phẩm văn sẽ hình thành cho các em những tư tưởng tình cảm và hành động phù hợp với yêu cầu xã hội đặt ra…”
Vì thế, người thầy dạy chuyên Văn phải là những nhà sư phạm say mê và có năng khiếu bộ mơn. Năng khiếu của người thầy dạy Văn không nhất thiết là năng khiếu sáng tác mà có thể là năng khiếu cảm thụ, năng khiếu diễn đạt, năng khiếu tổ chức hoạt động trong giờ học Văn…và việc học Văn của học sinh chỉ thực sự có hiệu quả khi các em cảm phục tài năng, tâm huyết của người thầy thể hiện qua mỗi bài giảng, mỗi lời phê, mỗi lời căn dặn. Tâm huyết, niềm say mê nghệ nghiệp sẽ tạo ra động lực tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta vượt qua được những thử thách, khó khăn của mỗi thầy cơ giáo dạy Văn trong thời buổi cơ chế thị trường.