Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 517 người bình thường khỏe mạnh thuộc 4 dân tộc: Kinh, Mường, Chăm và Khmer: 206 mẫu người dân tộc Kinh (lấy mẫu ở Hà Nội, TP HCM), 100 mẫu người dân tộc Mường (lấy mẫu ở Hịa Bình), 113 mẫu người dân tộc Chăm (lấy mẫu ở Bình Thuận) và 98 mẫu người dân tộc Khmer (lấy mẫu ở Sóc Trăng). Lấy máu ngoại vi để phân tích nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Là người bình thường, khỏe mạnh thuộc 1 trong 4 dân tộc Kinh, Mường, Chăm, Khmer (cụ thể có mẹ và bà ngoại là người cùng một dân tộc). Tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Các địa điểm chọn lấy mẫu là những nơi có số dân của các dân tộc trên chiếm tỷ lệ cao (dân tộc Kinh tập trung đông nhất ở Hà Nội và TP. HCM, dân tộc Mường tập trung đông nhất ở Hịa Bình chiếm 64% dân số tồn tỉnh, dân tộc Chăm sống rải rác ở các tỉnh phía Nam trong đó riêng Bình Thuận chiếm khoảng trên 30%, dân tộc Khmer ở Sóc Trăng chiếm 30,7% dân số tồn tỉnh và chiếm khoảng 31,5% tổng sốngười Khmer tại Việt Nam), bản đồ thu mẫu 4 dân tộc Kinh, Mường, Chăm và Khmer (Phụ lục 1).
Bảo quản mẫu: mẫu máu sau khi lấy được bảo quản ở -80°C cho đến khi phân tích.
- 186 bệnh nhân nữ bị ung thư vú đã được chẩn đoán xác định dựa vào kết quả giải phẫu bệnh, tại bệnh viện K Trung ương. Tiêu chuẩn loại trừ: loại trừ các trường hợp ung thư di căn từ nơi khác đến, bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Mẫu máu ngoại vi được lấy và lưu giữ bảo quản tại Trung tâm Nghiên cứu Gen và Protein, Trường Đại học Y Hà Nộiđến khi phân tích.
Mẫu đối chứng được chọn từ tất cả các mẫu người nữ/517 mẫu người bình thường khỏe mạnh của 4 nhóm dân tộc ở trên (có 255 mẫu nữ/517 mẫu).
Cơng thức tính cỡ mẫu: n = Z2 1-α/2 p(1-p) d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu cho mỗi một nhóm nghiên cứu
Z: Hệ số tin cậy (với α = 0,05, độ tin cậy 95%), Z = 1,96.
p: Ước tính tỉ lệ gặp đa hình gen ty thể trong quần thể, chọn p = 0,5. d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn, d = 0,1.
Áp dụng cơng thức trên tính được n=97 (cho mỗi nhóm).