Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn IIB III (t4, n0 3, m0) bằng hóa chất bổ trợ EOX sau phẫu thuật tại bệnh viện k (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.4. Cách thức tiến hành

- Những bệnh nhân có đủ các tiêu chuẩn sẽ được chọn vào nghiên cứu. Thông tin của các bệnh nhân nghiên cứu được thu thập và ghi nhận theo mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Nghiên cứu, sử dụng các tư liệu trong hồ sơ bệnh án, phỏng vấn bệnh nhân thu thập các thông tin: tuổi, giới, lý do vào viện, thời gian kể từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện, các triệu chứng khi vào viện. - Trực tiếp khám đánh giá và ghi nhận tình trạng bệnh nhân, các tổn

thương trên lâm sàng.

- Tiến hành thực hiện và ghi nhận các xét nghiệm cận lâm sàng trước điều trị:

 Nội soi: xác định vị trí, hình ảnh tổn thương đại thể.

 Siêu âm: xác định vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn, sự lan tràn tổn

thương nguyên phát cũng như sựdi căn hạch.

 Chụp CT-scanner: xác định chính xác vị trí, kích thước, độ xâm lấn tổn

thương nguyên phát và di căn hạch.

- Ghi nhận các đánh giá của phẫu thuật viên: Mơ tả vị trí, kích thước, mức

độ xâm lấn và hình thái tổn thương đại thể trong phẫu thuật.

- Mức độ xâm lấn của u (T) được đánh giá dựa trên mô tả của phẫu thuật viên và khẳng định qua mô bệnh học.

 Những trường hợp u xâm lấn bề mặt thanh mạc, chưa dính vào tổ chức lân cận và trên mơ bệnh học xác định đã xâm lấn thanh mạc được xếp T4a.

 Nếu bề mặt u đã dính vào tổ chức lân cận theo mô tả của phẫu thuật viên hoặc xâm lấn sâu cần phải cắt kèm theo tổ bị xâm lấn xếp vào T4b. Các tạng bị xâm lấn bao gồm: đại tràng ngang, tụy, lách, thùy gan.

- Thể mô bệnh học và độ biệt hóa sau phẫu thuật. - Điều trị hóa chất phác đồ EOX.

- Đánh giá độc tính của phác đồ hóa chất qua các đợt điều trị: dựa trên tiêu chuẩn phân độ độc tính thuốc chống ung thư của Tổ chức Y tế thế giới xếp theo các mức độ từ độ0 đến độ IV.

 Đánh giá độc tính của phác đồ trên huyết học, chức năng gan - thận: dựa trên xét nghiệm cơng thức máu, sinh hóa sau mỗi đợt điều trị.

 Buồn nôn: ghi nhận, đánh giá mức độ buồn nơn có gây ảnh hưởng đến

ăn uống được bình thường hay khơng.

 Nôn: nhận định số lần nôn trong từng ngày truyền.

 Tiêu chảy: số lần đi ngoài, các dấu hiệu đi kèm, mất nước, co rút.

 Nhiễm trùng: có sốt khơng, lt họng miệng khơng, nhiễm trùng thường kèm theo giảm bạch cầu hạt có sốt phải điều trị kháng sinh.

 Hội chứng bàn tay - bàn chân: nhận định mức độ nổi ban hoặc viêm loét, dị cảm hoặc cảm giác đau trên da bàn tay - bàn chân. Mức độ ảnh

hưởng tới chức năng sinh hoạt của bệnh nhân.

 Ảnh hưởng thần kinh ngoại vi: xác định triệu chứng tê bì, dị cảm, giảm khả năng hoạt động xuất hiện sau mỗi đợt truyền hóa chất.

 Ảnh hưởng của độc tính và các tác dụng phụ tới liệu trình điều trị hóa chất: số lần và số ngày phải tạm dừng điều trị.

- Theo dõi bệnh nhân sau điều trị:

 Dựa vào kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng qua các lần khám lại định kỳ, đánh giá tình trạng tái phát di căn.

 Những trường hợp không đến khám lại: thu thập thông tin qua liên lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày giai đoạn IIB III (t4, n0 3, m0) bằng hóa chất bổ trợ EOX sau phẫu thuật tại bệnh viện k (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)