Nội dung phần này sẽ tập trung vào mơ tả các mơ hình dạy bơi của trẻ, đây là tiếp cận chính được sử dụng để can thiệp phòng chống đuối nước tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.1. Tiếp cận bơi an toàn
Bơi an toàn là một kỹ năng bơi thường được dùng để dạy cho trẻ các kỹ năng an tồn, sinh tồn với mơi trường nước. Hiện nay cũng chưa có định nghĩa thống nhất về các kỹ năng sinh tồn, theo WHO, Cứu hộ Quốc tế (International Live Saving-ILS) và một số tổ chức quốc tế khác (88),(21). Bơi an tồn sẽ bao gồm các kỹ năng chính như sau:
- Xuống và ra khỏi nước an toàn
- Tự nổi trên mặt nước và thở bình thường trong khoảng thời gian tối thiểu 90 giây - Di chuyển trong nước bằng bất kể hình thức nào (chân khơng chạm đáy) với
khoảng cách tối thiểu 25 mét
- Biết cách cứu người khác bằng cách hô, gọi cứu hộ hoặc quăng, ném vật nổi cho người dưới nước. Biết cách tự cứu bằng cách tìm kiếm, nắm, bắt các vật hỗ trợ nổi.
- Biết cách sử dụng các thiết bị nổi (áo phao, vật nổi) và bơi trong nước với thiết bị nổi.
Kỹ năng bơi an toàn khác với kỹ năng bơi truyền thống theo nghĩa là chúng khơng được dạy cho mục đích giải trí, luyện tập sức khỏe hay thi đấu thể thao. Đây là các năng lực tối thiểu nhằm cung cấp các yếu tố bảo vệ ngăn ngừa đuối nước xảy ra.
1.4.2. Can thiệp bơi an toàn trên Thế giới
Dạy bơi cho trẻ em là biện pháp hiệu quả nhất để phòng đuối nước ở các quốc gia trên Thế giới. Tại Mỹ, báo cáo có 54% cha mẹ cho biết dạy bơi cho trẻ làm giảm số trẻ em bị đuối nước (33). Nghiên cứu bệnh chứng đã chỉ ra học bơi giúp giảm 88% nguy cơ đuối nước ở trẻ em (80). Tại Trung Quốc, phòng chống đuối nước có hiệu quả thì cần phải đưa chương trình dạy bơi vào mơn học giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học (33). Ở vùng nông thôn của Trung Quốc, dạy bơi cho trẻ em làm giảm nguy cơ đuối nước (81). Một nghiên cứu can thiệp dạy bơi với nhóm thanh niên trẻ kéo dài 12 tuần, bao gồm các kỹ năng bơi lội, sinh tồn và cứu hộ, cùng với kiến thức an toàn dưới nước áp dụng cho một loạt các môi trường dưới nước. Kiến thức, thái độ và khả năng bơi lội sau đó được đo lại sau can thiệp để đánh giá hiệu quả của nó. Kết quả chỉ ra rằng những người trẻ tuổi này có mức độ kiến thức về an tồn nước rất thấp trước can thiệp. Nhìn chung, sự cải thiện đáng kể là rõ ràng về kiến thức (p <0,001) và khả năng bơi (p <0,001) sau can thiệp, mặc dù khơng có thay đổi nào được quan sát trong thái độ (p = 0,079) (89).
Chương trình Bơi an tồn được thực hiện tại Bangladesh năm 2010 khẳng định kết quả của việc dạy bơi cho trẻ. Tổng cộng có 81.659 trẻ em đã được dạy bơi
và 140.479 không tham gia học bơi được theo dõi và so sánh trong 12 tháng. Các kết quả so sánh tỷ suất tử vong do đuối nước cho thấy có sự giảm đáng kể và có ý nghĩa thống kê về nguy cơ đuối nước tương đối ở trẻ em trong nhóm học bơi và khơng học bơi (90).
1.4.3. Can thiệp dạy bơi an toàn ở Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược quốc gia phịng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, trong đó đưa ra mục tiêu giảm 6% số trẻ em tử vong do đuối nước so với năm 2015 và 100% các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai thí điểm chương trình dạy bơi an tồn cho trẻ em. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình chưa được đánh giá một cách bài bản và việc triển khai mang tính phong trào (33). Tiếp theo giai đoạn 2021-2030 chiến lược đề ra mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030 (8),(9). Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định 4501/QĐ-BGDĐT về chương trình phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu từng bước kiểm sốt, giảm thiểu tình hình tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Nâng cao nhận thức và kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, học sinh; chú trọng phổ cập kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước, kỹ năng bơi và an tồn trong mơi trường nước ở những vùng có chỉ số, dự báo tỷ lệ tai nạn đuối nước cao (10).
Một số giải pháp phòng chống đuối nước trẻ em được đề xuất bằng cách cải tạo môi trường và xây dựng bể bơi giáo dục và phát triển kỹ năng bơi cho trẻ em, dạy bơi là một biện pháp được coi như "tiêm chủng" để phòng chống đuối nước cho trẻ là những quan điểm rất mới. Hệ thống y tế cơng cộng cần phải có những hoạt động triển khai can thiệp, chứng minh sự hiệu quả của chương trình can thiệp và hơn nữa là sự vận động, sự hỗ trợ về hệ thống trong việc triển khai hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em tại Việt Nam (72).
Xây dựng mơ hình can thiệp phịng chống đuối nước tại cộng đồng đã chứng minh được hiệu quả trong cơng tác phịng chống đuối nước. Các mơ hình này được lồng ghép trong triển khai xây dựng các mơ hình an tồn tại cộng đồng, gia đình và nhà trường. Chương trình phịng chống đuối nước cho trẻ tại cộng đồng được triển
khai bằng cách dạy bơi cho trẻ tại một số tỉnh có nguy cơ cao như Đồng Tháp, An Giang, Đà Nẵng, nhưng hiệu quả của chương trình chưa được đánh giá, việc triển khai còn mang tính phong trào (91),(3). Để phòng chống đuối nước một cách có hiệu quả cho trẻ em ở Việt Nam, chúng ta cần phải triển khai chương trình dạy bơi an toàn với cách tiếp cận hệ thống của y tế cơng cộng có những hoạt động cần thiết và có hệ thống để xác định, giám sát về đuối nước ở trẻ em.
Việc triển khai các hoạt động dạy bơi phù hợp với cộng đồng là những giải pháp thích hợp để tăng độ bao phủ nhanh chóng về bơi an tồn. Có một số thách thức trong việc dạy bơi đó là tạo ra những bể bơi theo tiêu chuẩn thể thao vì chi phí đầu tư cao. Tuy nhiên, để tạo ra một bể bơi đủ tiêu chuẩn để dạy bơi an tồn thì chi phí sẽ thấp hơn rất nhiều. Đã có nhiều giải pháp đơn giản và phù hợp cho vấn đề này như tạo các bể bơi tại các ao/hồ/biển ở Đồng Tháp, An Giang, Huế, Đà Nẵng hoặc Bangladesh. Những giải pháp này hiện đang phát huy hiệu quả một cách tích cực trong việc dạy bơi cho trẻ và chi phí để duy trì là hồn tồn có thể chấp nhận được ở cộng đồng (33).
Đồng Tháp đã có kế hoạch phịng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2014-2015, với mục tiêu: Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước (17). Năm 2016, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã ban hành kế hoạch về thực hiện các tiêu chí Ngơi nhà an tồn và phịng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em với mục tiêu: Nâng tỷ lệ trẻ em biết bơi an toàn, qua các hoạt động dạy bơi và giáo dục kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em đạt 48% so với tổng số trẻ em chưa biết bơi và phấn đấu giảm ít nhất 7% trẻ em tử vong do đuối nước so với năm 2015 (92). Thực hiện mục tiêu quốc gia và kế hoạch của tỉnh đã đề ra. Đồng Tháp đã có các can thiệp về phịng ngừa đuối nước như truyền thơng thay đổi hành vi, chương trình dạy bơi được thực hiện bởi chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Hầu hết các can thiệp không được tổ chức thường xuyên và ít được lượng giá, đặc biệt không có đánh giá nào về số liệu và hiệu quả của chương trình do việc thiếu cơ sở vật chất và năng lực của các đơn vị can thiệp còn hạn chế. Từ những hạn chế trên, chúng tôi xây dựng và triển khai một chương trình can thiệp dạy bơi an tồn phịng
chống đuối nước cho học sinh tiểu học với sự theo dõi và giám sát cẩn thận, từ đó có thể cung cấp bằng chứng khoa học mạnh mẽ để nhân rộng mơ hình phịng chống đuối nước ở tỉnh Đồng Tháp cũng như các tỉnh có điều kiện tương tự tại Việt Nam.