Một số nghiên cứu về điều trị VGVRCMT trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị của peginterferon alpha 2b kết hợp ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính và giá trị của fibroscan trong chẩn đoán xơ hóa gan (Trang 32 - 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.8. Tình hình nghiên cứu về VGVRCMT trên Thế giới và Việt Nam

1.8.1. Một số nghiên cứu về điều trị VGVRCMT trên Thế giới

Từ những năm 1990 của thế kỷtrước, IFN đã được nghiên cứu sử dụng điều trị cho bệnh nhân VGVRCMT. Tuy nhiên hiệu quả của phác đồ này là rất thấp, tỷ lệ đạt ĐƯVRBV chỉ đạt ở 12 – 20% [117],[118]. Nhằm nâng cao hiệu quả của điều trị, RBV được sử dụng phối hợp với IFN. So sánh hiệu quả điều trị của phác đồ điều trị VGVRCMT bằng RBV đơn độc với phác đồ RBV phối hợp IFN cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng RBV đơn độc không đạt được ĐƯVRBV, trong khi đó tỷ lệ đạt ĐƯVRBV khi điều trị bằng phác đồ phối hợp RBV với IFN là 26% [119]. Theo Brok J, điều trị VGVRCMT bằng RBV phối hợp IFN cải thiện đáng kể tỷ lệ đạt ĐƯVRBV, phục hồi nhu mô gan, giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh có liên quan với VGVRCMT, tuy nhiên phác đồ này cũng làm gia tăng tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn nặng nề [120].

Việc gắn phân tử polyethylene vào phân tử IFN chuẩn đã cải thiện dược động học của IFN từ đó cải thiện hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân VGVRCMT. Kết quả nhiều nghiên cứu khác nhau đều cho thấy, tỷ lệ đạt ĐƯVRBV khi điều trị bằng phác đồ pegIFN + RBV dao động khoảng 40 – 60% cho các bệnh nhân nhiễm kiểu gen 1, 4, 6, lên đến khoảng 60% - 70% đối với kiểu gen 2, 3 [21],[121],[122],[123]. Tuy nhiên điều trị bằng phác đồ phối hợp pegIFN + RBV vẫn có nhiều hạn chế như tỷ lệ đạt ĐƯVRBV cịn thấp, nhiều tác dụng khơng mong muốn, sử dụng thuốc phức tạp [123],[124]. Vì vậy cần nghiên cứu phát triển các phác đồ có hiệu quả điều trị cao hơn, sử dụng đơn giản hơn và ít tác dụng không mong muốn hơn.

Sự xuất hiện các DAA là một bước đột phá trong điều trị VGVRCMT do các thuốc này nâng tỷ lệ đạt ĐƯVRBV lên tới trên 90%. Theo Lawitz.E, phác đồ phối hợp pegIFN + RBV và sofosbuvir cho tỷ lệ đạt ĐƯVRBV lên

tới 80 – 96% [125]. Điều trị bằng phác đồ sofosbuvir + pegIFN + RBV trong 12 tuần cho kiểu gen 2 hoặc 3 cho tỷ lệ đạt ĐƯVRBV là 93 - 94% [126].

Simeprevir là một thuốc ức chế enzyme protease thế hệ thứ nhất. Một thử nghiệm pha III, đa trung tâm, các tác giả sử dụng phác đồ simeprevir- pegIFN + RBV điều trị cho 394 bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1 khơng có tiền sử điều trị trước đó. Thời gian điều trị bằng phác đồ trên là 12 tuần. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đạt ĐƯVRBV ở nhóm simeprevir là 80% [127]. Một thử nghiệm khác cũng cho thấy tỷ lệ đạt ĐƯVRBV khi điều trị bằng phác đồ có simeprevir dao động khoảng 75 - 85% [128]. Từ kết quả trên, các tác giả rút ra kết luận là phác đồ phối hợp simeprevir + pegIFN + RBV có thể nâng cao hiệu quả, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị [127],[128].

Sự xuất hiện và đưa vào lưu hành của sofosbuvir và simeprevir tạo ra tiền đề sử dụng phối hợp hai thuốc này mà không cần sử dụng IFN. Lawitz E [129] đã điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen có tiền sử khơng đáp ứng với phác đồ pegIFN + RBV bằng phác đồ phối hợp sofosbuvir (400 mg/ngày) và simeprevir (150 mg/ngày) có hoặc khơng phối hợp thêm RBV, thời gian điều trị là 12 hoặc 24 tuần. Trên nhóm bệnh nhân có mức độxơ hóa từ F0 đến F2, sau 12 tuần điều trị, tỷ lệ đạt ĐƯVRBV là 96% nếu bổ sung thêm RBV và là 93% nếu điều trị bằng 2 thuốc. Tỷ lệ trên tương ứng là 79% và 93% nếu bệnh nhân được điều trị 24 tuần. Ở các bệnh nhân có mức độ xơ hóa F3, F4, nếu điều trị 12 tuần, tỷ lệ đạt ĐƯVRBV là 93% và khơng có sự khác biệt giữa phác đồ có hoặc khơng có RBV. Nếu điều trị 24 tuần, tỷ lệ đạt ĐƯVRBV của phác đồ có RBV là 93% và khơng có RBV là 100%. Nếu tính gộp tất cả các bệnh nhân của hai thử nghiệm trên, sau 12 tuần điều trị tỷ lệ đạt ĐƯVRBV ở nhóm bệnh nhân có kiểu gen 1a chứa đột biến Q80K là 88% và 89% tương ứng với phác đồ có RBV hoặc khơng. Tỷ lệ này là 83% và 100% nếu điều trị 24 tuần. Phác đồ phối hợp các thuốc trên có mức độ dung nạp tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị của peginterferon alpha 2b kết hợp ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính và giá trị của fibroscan trong chẩn đoán xơ hóa gan (Trang 32 - 34)