Tình hình nghiên cứu về điều trị VGVRCMT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị của peginterferon alpha 2b kết hợp ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính và giá trị của fibroscan trong chẩn đoán xơ hóa gan (Trang 34 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.8. Tình hình nghiên cứu về VGVRCMT trên Thế giới và Việt Nam

1.8.2. Tình hình nghiên cứu về điều trị VGVRCMT tại Việt Nam

Do khả năng tiếp cận với các thuốc điều trị VGVRCMT cịn nhiều khó khăn và hướng dẫn điều trị cho các bệnh nhân mắc VGVRC chỉ mới được ban hành tháng 11 năm 2013 nên tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu vềđiều trị VGVRC.

Nghiên cứu của Đinh Dạ Lý Hương trên 88 bệnh nhân VGVRCMT điều trị bằng pegIFN alfa-2a + RBV, thời gian điều trị là 48 tuần cho thấy tỷ lệ đạt ĐƯVRBV của tất cả các kiểu gen là 84,7%. Nghiên cứu trên cũng cho thấy, các enzyme gan trở về bình thường ở tuần 48 gặp ở 63,6% số bệnh nhân và tỷ lệ này là 86% tuần thứ 72 [130].

Phạm Thị Thu Thủy và cộng sự tiến hành điều trị cho 108 bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1 bằng pegIFN alfa-2a + RBV, trong đó có 63 bệnh nhân được điều trị 48 tuần, 45 bệnh nhân điều trị 72 tuần. Kết quả cho thấy tỷ lệđạt ĐƯVRBV là 84,44% [131]. Một nghiên cứu khác điều trị trên bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 6 bằng phác đồ pegIFN alfa-2a + RBV cho thấy tỷ lệ đạt ĐƯVRBV là 81% đối với nhóm bệnh nhân được điều trị 48 tuần và là 80% đối với nhóm bệnh nhân được điều trị 24 tuần. Kết quả này cho thấy khơng có sự khác biệt về tỷ lệđạt ĐƯVRBV giữa hai nhóm bệnh nhân được điều trị 24 tuần hay 48 tuần. Tuy nhiên, trong nghiên cứu sốlượng bệnh nhân không nhiều (92 bệnh nhân) và không tương đương nhau giữa hai nhóm (63 bệnh nhân nhóm 48 tuần và 29 bệnh nhân nhóm 24 tuần), vì vậy có thể dẫn đến sai lệch về tỷ lệ đạt ĐƯVRBV giữa hai nhóm [16].

Từ các nghiên cứu trên, các tác giả đưa ra một số khuyến cáo như sau: Thứ nhất bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1 có đáp ứng điều trị rất tốt khi được điều trị với pegIFN alfa-2a + RBV trong thời gian 72 tuần. Thứ hai, ĐƯVRBV đạt được tối ưu khi bệnh nhân có đáp ứng nhanh. Thứ ba cần kéo dài thời gian điều trị cho các bệnh nhân có ĐƯVRM. Cuối cùng cần kéo dài thời gian điều trị cho các bệnh nhân có xơ hóa gan nặng và tải lượng HCV trong máu cao. Mặt khác, cần có các nghiên cứu quy mơ lớn hơn, đa trung tâm

để đánh giá chính xác hiệu quả của phác đồ pegIFN + RBV trên bệnh nhân VGVRCMT tại Việt Nam [131],[16].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị của peginterferon alpha 2b kết hợp ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virus c mạn tính và giá trị của fibroscan trong chẩn đoán xơ hóa gan (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)