Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện thoại sơn, tỉnh an giang, giai đoạn 2015 2020 (Trang 27 - 30)

III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HỌC NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ HUYỆN THOẠI SƠN GIAI ĐOẠN

3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý

3.3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với học nghề và việc làm cho phụ nữ

Hội Liên hiệp phụ nữ chủ trì phối hợp với Đài truyền thanh huyện, Trung tâm văn hóa huyện; truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm, ý thức học tạo việc làm, nâng cao thu nhập về việc học nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ theo Quyết định 295 của Thủ tướng Chính phủ; Thơng tư số 54/2012 của Bộ Tài Chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm” và những chính sách có liên quan đến học nghề và

việc làm của lao động nữ đến các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi lao động.

Thông tin tuyên truyền cho phụ nữ về việc làm trên các phương tiện thơng tin đại chúng với các hình thức: Thực hiện chun mục, tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm trực tiếp trên đài phát thanh; giới thiệu mơ hình, điển hình cá nhân thành cơng từ các nghề đã học; lao động nữ giỏi nghề và tham gia học nghể đạt kết quả cao nhằm khuyến khích phụ nữ tích cực trong học nghề, làm nghề tốt.

Xây dựng kế hoạch truyền thơng về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và làm nghề đối với phụ nữ.

Xây dựng biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động đối với đội ngũ tuyên truyền của Hội tại các chi, tổ phụ nữ ấp.

Khen thưởng, biểu dương những cá nhân, cán bộ Hội có nhiều thành tích trong vận động hội viên, phụ nữ và con em hội viên, phụ nữ tham gia học các lớp dạy nghề.

3.3.2.2. Nghiên cứu, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ

Hội Liên hiệp phụ nữ chủ trì phối hợp với Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phịng Tư pháp:

Rà sốt hệ thống văn bản pháp luật, chính sách dạy nghề, học nghề và tạo việc làm liên quan đến phụ nữ để triển khai thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của lao động nữ.

Tập huấn khảo sát thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan đến dạy nghề, học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.

Tổ chức xử lý thơng tin, phân tích thơng tin sau khảo sát và làm báo cáo kết quả cho lãnh đạo.

Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.

3.3.2.3. Xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề đặc thù cho phụ nữ

Phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với các cấp độ đào tạo cho lao động nữ; chú trọng cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho các nghề truyền thống, nghề có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động nữ.

Nghiên cứu, xây dựng giáo án, giáo trình những nghề mới phù hợp với thị trường lao động và phù hợp với lao động nữ.

3.3.2.4. Đẩy mạnh hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm

Hội Liên Hiệp Phụ Nữ chủ trì phối hợp với Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phịng Hạ tầng kinh tế, phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện phát triển ngành nghề mới phù hợp, thu hút nhiều phụ nữ đáp ứng thị trường lao động.

Dạy các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào tạo các nghề mới xuất hiện trên thị trường thu hút nhiều lao động nữ.

Phương thức đào tạo: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; mở rộng liên kết, thực hiện đào tạo liên thơng giữa các trình độ đào tạo nghề, tăng dần lao động nữ học nghề ở trình độ cao; mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ, nghề có khả năng thu hút lao động nữ độ tuổi trung niên; liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác; liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề, thực hành nghề; tổ chức thực hành nghề tại các cơ sở dạy nghề và tại các doanh nghiệp đặt hàng.

Dạy nghề, tạo việc làm theo mơ hình “3 trong 1” (các cơ sở dạy nghề vừa là nơi dạy nghề, vừa là nơi thực hành nghề, vừa là nơi giới thiệu việc làm cho học viên sau học nghề).

Dạy nghề, tạo việc làm thơng qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình dạy nghề cho lao động của nơng thơn, khuyến nông, khuyến công, dạy nghề cho người khuyết tật, dạy nghề cho người nghèo…

Thứ hai: Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm

Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở;

Tổ chức, tham gia ngày tư vấn và tuyển dụng lao động trực tiếp, ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm của tỉnh, huyện và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm do phụ nữ làm ra (sản phẩm từ các địa phương, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ) thông qua các Hội chợ trong và ngồi tỉnh.

Hỗ trợ tín dụng chính thức (từ nguồn vốn uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn giải quyết việc làm, tín chấp với Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn) và bán chính thức (từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phong trào

tiết kiệm của phụ nữ…) để hỗ trợ phụ nữ sau học nghề phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.

3.3.2.5. Kiện toàn và đổi mới tổ chức các hoạt động của dịch vụ tư vấn, tạo việc làm cho phụ nữ

Hoạt động của các dịch vụ tư vấn, tạo việc làm đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Do đó cần đẩy mạnh hoạt động của hệ thống trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm; Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để khảo sát, nắm bắt kịp thời nhu cầu sử dụng lao động nữ của các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dạy nghề trong lĩnh vực thông tin thị trường lao động, tư vấn pháp luật lao động và tạo việc làm cho phụ nữ.

3.3.2.6. Phát triển và nâng cao năng lực của Trung tâm dạy nghề

Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm, đào tạo cán bộ Hội tham gia công tác dạy nghề, nâng cao năng lực giám sát, đánh giá chính sách dạy nghề cho phụ nữ.

Huy động các nhà khoa học các nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người có lao động có tay nghề cao tại các trường đại học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… tham gia dạy nghề cho lao động nữ trong huyện.

Mở rộng quan hệ hợp tác trong tỉnh, trong nước và quốc tế nhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, hợp tác để dạy nghề cho phụ nữ.

3.3.2.7. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá Đề án;

- Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án hàng năm và kết thúc giai đoạn thực hiện Đề án vào cuối năm 2020;

- Báo cáo đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án cho cơ quan liên quan.

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện thoại sơn, tỉnh an giang, giai đoạn 2015 2020 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w