NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện thoại sơn, tỉnh an giang, giai đoạn 2015 2020 (Trang 32 - 35)

phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Từ nâng cao kinh tế các hoạt động khác cũng sẽ tăng cường, hệ thống chính trị vững vàng, hiệu quả từ việc thực hiện Đề án tạo ra được sự chuyển biến trong các cấp, các ngành và phụ nữ về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động, đặt biệt rất quan trong đối với nguồn nhân lực nông thôn, giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập,ổn định cuộc sống.

Chất lượng và hiệu quả công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện: với phương châm đào tạo nghề phải đảm bảo về số lượng, chất lượng; lao động qua đào tạo phải có được tay nghề vững chắc, đảm bảo có việc làm ổn định, cải thiện được cuộc sống bản thân và gia đình. Giáo viên phải có đủ tiêu chuẩn về chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm và phải có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Cơ sở vật chất phải đảm bảo từ trường, lớp, trang thiết bị dạy và học,… từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học nghề, đặc biệt là kỹ năng thực hành.

Trong thời gian đào tạo, ngoài việc được cung cấp các kỹ năng, người học còn được trang bị những kiến thức về bảo vệ mơi trường, kỹ năng quan hệ xã hội, có cơ hội đi làm việc trong và ngồi huyện, nên đã góp phần tạo sự lành mạnh xã hội, giảm thiểu những tệ nạn xã hội tại địa bàn.

V. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀXUẤT XUẤT

5.1. Những khó khăn khi thực hiện Đề án

5.1.1. Trình độ của phụ nữ cịn thấp chưa đáp ứng yêu cầu của quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện, tình trạng thiếu việc làm của lao động nữ đang diễn ra khá phổ biến. Lao động nữ vừa thiếu lại vừa thừa, thiếu lao động nữ có trình độ, có tay nghề, nhưng lại thừa lao động giản đơn. Nguồn cung lao động

nữ của huyện vẫn mang đậm nét đặc thù của một huyện nông nghiệp và chất lượng thấp, do đó khả năng cạnh tranh khơng cao.

5.1.2. Tình trạng mất cân đối cung cầu lao động đang diễn biến phức tạp

Trên thị trường lao động, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động, kể cả lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và lao động phổ thơng. Ngun nhân của tình trạng này xuất phát từ nhiều phía. Về chất lượng cung lao động còn nhiều hạn chế: thể lực người lao động nữ cịn yế, tầm vóc ở mức trung bình chưa đáp ứng được yêu cầu với cường độ công việc cao. Đa phần người lao động chưa có tác phong cơng nghiệp, ý thức, kỷ luật lao động chấp hành chưa nghiêm, việc làm khơng có tính bền vững, ổn định giữa doanh nghiệp và người lao động.

5.1.3. Việc tổ chức thực hiện về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữhiệu quả chưa cao hiệu quả chưa cao

Chương trình quốc gia về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm đóng vai trị quan trọng trong q trình hỗ trợ cho phụ nữ nơng thơn. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề, tạo việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp.

5.2. Kiến nghị, đề xuất

5.2.1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trình độ chun mơn của lao động nơng thơn nói chung, lao động nữ nói riêng cịn thấp, chủ yếu là lao động phổ thơng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tham mưu với Thủ tướng Chính phủ có sự điều chỉnh lại quy mô của các cấp đào tạo, triển khai thực hiện Đề án dạy nghề của tỉnh và phê duyệt tiểu đề án dạy nghề của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề cho phụ nữ. Việc nâng cao chất lượng của lao động nữ làm cơ sở chuyển dịch cơ cấu lao động từng nông

nghiệp sang phi nông nghiệp cần được quan tâm và giải quyết đồng bộ, chú trọng cả về kỹ thuật lẫn hiểu biết về sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường.

Đề nghị cần xem xét ban hành các văn bản quy định để bắt buộc ở một số lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi các cơng ty, các doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động phải tuyển lao động đã qua đào tạo nghề và có chứng chỉ nghề và ưu tiên tuyển dụng lao động nữ.

5.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Những năm qua các địa phương trong huyện đã chuyển đổi, thành lập một số tổ hợp tác. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần có cơ chế như cho vay vốn, chuyển giao cơng nghệ, kỹ thuật,… khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác theo hướng đa dạng về loại hình và loại hình hoạt động, phù hợp với cơ chế thị trường, tạo mở nhiều ngành nghề phi nông nghiệp ở nơng thơn, góp phần tạo việc làm cho phụ nữ.

5.2.3. Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp

Cần tăng cường tuyên truyền, động viên phụ nữ chủ động, tích cực tham gia hơn nữa trong các hoạt động phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức và năng lực của phụ nữ; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của địa phương, tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tăng cường hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tăng cường phối hợp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe của lao động nữ, nhất là đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Phụ nữ cần khắc phục những tự ti, mặc cảm để tích cực, chủ động tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới, nâng cao tay nghề đáp ứng tốt cho q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu De an tot nghiep cao cấp lý luận chính trị giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện thoại sơn, tỉnh an giang, giai đoạn 2015 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w