VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6.1 Tổ chức điều hành Đề án
6.4. Tiến độ thực hiện Đề án
Việc thực hiện Đề án “Giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2015 - 2020” được chia làm 2 giai
đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn I: Từ tháng 6 năm 2015 đến hết năm 2017
Thành lập Ban điều hành Đề án; xây dựng, hoàn thiện thể chế và công tác hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm, xây dựng ban hành các văn bản phục vụ việc quản lý, điều hành và thực hiện Đề án.
Khảo sát thực trạng tình hình lao động nữ, nhu cầu học nghề, việc làm của phụ nữ trên địa bàn; mơ hình truyền thơng tại cộng đồng; Tổ chức hoạt động truyền thông, tư vấn về học nghề và việc làm cho phụ nữ; Xây dựng, biên soạn tài liệu tuyên truyền; giám sát, phản biện, đánh giá 01 chính sách về học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; Tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn và thành thị; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Đề án; sơ kết công tác thực hiện Đề án.
Giai đoạn II: từ năm 2018 đến hết năm 2020
Tiếp tục nhân rộng các mơ hình hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; mơ hình truyền thơng tại cộng đồng. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm cho phụ nữ; hội thảo, tư vấn học nghề và việc làm cho phụ nữ; biên soạn tài liệu tuyên truyền. Giám sát, phản biện, đánh giá chính sách về học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn và thành thị; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Đề án; tổng kết Đề án vào quý IV năm 2020.
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của phụ nữ. Người khẳng định: “Nói phụ nữ
là nói phân nửa xã hội. Nếu khơng giải phóng phụ nữ thì khơng giải phóng một nửa lồi người. Nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”.
Bước vào thời kỳ mới, phụ nữ Thoại Sơn đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Các nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2020, trong đó có mục tiêu hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Bên cạnh những thời cơ, phụ nữ vẫn cịn đối mặt với những thách thức mang tính truyền thống lâu đời, đó là tư tưởng tự ty, an phận, cam chịu và thụ động. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội học nghề, tạo việc làm của lao động nữ.
Vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ hiện nay là vấn đề bức xúc, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp bộ mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội, của phụ nữ. Tạo việc làm cho phụ nữ khơng chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn thể hiện tư tưởng và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với phụ nữ.
Đề án “Giải pháp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ huyện Thoại
Sơn, tỉnh An Giang, giai đoạn 2015 - 2020” đã hồn thành cơng việc chính sau:
1. Phân tích, tiếp cận những nhận thức có tính lý thuyết về hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Đề án đã nêu lên được những vấn đề mang tính lý luận như: hỗ trợ học nghề, tạo việc làm, nêu lên các đặc điểm của phụ nữ, nêu lên sự cần thiết và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ.
2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện trong những năm qua. Đề án đã phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hợp lý tạo việc làm cho phụ nữ trên địa bàn huyện Thoại Sơn trong thời gian tới.
3. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ, Đề án đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ ở huyện Thoại Sơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ là nội dung rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội nên Đề án mới đưa ra những giải pháp cơ bản. Song nếu những giải pháp này được triển khai đồng bộ, Đề án sẽ có những đóng góp trong vấn đề tạo việc làm có hiệu quả cho phụ nữ huyện Thoại Sơn từ nay đến năm 2020.
Để nghiên cứu và hồn thiện cơng tác tạo việc làm cho lao động nói chung và cho phụ nữ nói riêng địi hỏi phải có q trình và sự am hiểu sâu rộng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn mới cho kết quả có giá trị ứng dụng. Mặc dù học viên đã cố
gắng tìm tịi nghiên cứu cả lý thuyết lẫn thực tiễn để hoàn thành Đề án này, nhưng Đề án cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của q Thầy Cơ để Đề án được hoàn thiện hơn.