CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
4.2.3. Thời gian sống bệnh không tiến triển
Như đã nói ở trên, thời gian PFS khơng phải là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả điều trị, song nó là tiêu chí quan trọng. Thời gian PFS trung vị là 4,57 tháng, ít nhất 0,4 tháng, nhiều nhất 67 tháng. Tỷ lệ PFS tại các thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, và 5 năm tương ứng là 23%, 14%, 10%, 5%, và 2% (Bảng 3.5, biểu đồ 3.2). Thời gian đến khi bệnh tiến triển rất khác nhau trong các nghiên cứu trên tồn cầu, ví dụ trong nghiên cứu SHARP là 5,5 tháng, trong nghiên cứu AP là 2,8 tháng [2],[4]. Ngay cả khi so sánh với các nghiên cứu trong nước, kết quả PFS của chúng tôi tương đương với kết quả Phạm Xuân Dũng (2011) là 4,2 tháng, thấp hơn nghiên cứu của Võ Văn Kha (2016) trên 10 BN là 7,2 tháng, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá hiệu quả sorafenib tại Việt Nam đa phần trên số lượng nhỏ BN nên kết quả dao động đáng kể. Sự khác nhau về kết quả PFS trong các nghiên cứu có thể do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu.
Như vậy có thể nhận thấy đa số BN tiến triển trước 6 tháng khi điều trị với sorafenib. Chín mươi mốt BN tiến triển tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, các vị trí bệnh tiến triển bao gồm: u gan tăng kích thước (60,4%), xuất hiện tổn thương gan mới (8,8%), tổn thương di căn ngồi gan tăng kích thước (22,0%), xuất hiện tổn thương di căn ngoài gan mới (20,9%) (trong số đó 35% di căn phổi mới, 40% di căn hạch, 15% di căn phúc mạc, 10% di căn xương), 5,5% bệnh nhân tiến triển tại vị trí huyết khối (huyết khối tăng kích thước hoặc xuất hiện tổn thương mới). Trong số những bệnh nhân tiến triển 25,3% bệnh nhân chức năng gan suy giảm Child-Pugh C, được đánh giá là tiến triển và ngừng điều trị sorafenib (Bảng 3.6).
4.2.4. Thời gian sống toàn bộ
Thời gian sống toàn bộ trung vị của bệnh nhân nghiên cứu là 7,13 tháng, ít nhất 1 tháng, nhiều nhất 73,8 tháng, CI 95% là 4,5-9,8 tháng. Đa số bệnh nhân tử vong trong 1 năm đầu. Tỷ lệ OS tại các thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm và 5 năm tương ứng là 36%, 20%, 13%, 5% và 5% (Bảng 3.7 và biểu đồ 3.3).
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả 2 nghiên cứu nền tảng SHARP và AP, chúng tôi nhận thấy OS trung vị của chúng tôi cao hơn nghiên cứu AP (7,13 tháng so với 6,5 tháng), thấp hơn nghiên cứu SHARP (7,13 tháng so với 10,7 tháng). So sánh với 1 số nghiên cứu trong nước, kết quả OS trung vị của chúng tôi cao hơn kết quả công bố của Nguyễn Tuyết Mai 2012 (7,13 tháng so với 5 tháng) [5], thấp hơn Võ Văn Kha năm 2016 (7,13 tháng so với 9,5 tháng) [7], cao hơn nghiên cứu của Phạm Xuân Dũng (7,13 tháng so với 6,4 tháng [90]. Sự khác nhau về kết quả OS qua các nghiên cứu đã đặt ra nhiều câu hỏi. Câu hỏi quan trọng chưa có sự trả lời đó là liệu có sự khác nhau về đáp ứng trong các quần thể khác nhau, có liên quan gì đến nguyên nhân gây bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và 2 nghiên cứu
được cơng bố trong nước mặc dù có sự khác nhau nhưng khơng chênh lệch nhiều so với kết quả nghiên cứu AP thực hiện tại Châu Á, tuy nhiên đều thấp hơn nhiều so với nghiên cứu SHARP thực hiện tại Châu Âu. Những bệnh nhân Châu Á có tỷ lệ nhiễm VGB cao hơn dân số Châu Âu, ngược lại VGC chiếm tỷ lệ cao hơn ở dân số Châu Âu, trong nghiên cứu của chúng tôi VGB chiếm tỷ lệ cao với 75,5%. Một số phân tích gợi ý rằng những BN VGC có thể đáp ứng tốt hơn với sorafenib so với những BN ung thư gan do các nguyên nhân khác. Sự khác biệt về kết quả theo loại viêm gan virus có thể giải thích sự khác biệt về thời gian sống giữa 2 nghiên cứu SHARP và AP, song có nhiều yếu tố khác cần phải phân tích để xác định sự ảnh hưởng của nó tới kết quả điều trị, chúng tơi sẽ đi sâu phân tích và bàn luận thêm sự ảnh hưởng các yếu tố này tới kết quả điều trị ở phần sau.