Tính phụ thuộc liều của một số độc tính thường gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát (Trang 118 - 120)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.2.7. Tính phụ thuộc liều của một số độc tính thường gặp

Chúng tơi phân tích sâu thêm ảnh hưởng liều thuốc khởi điểm tới các độc tính hay gặp trong nghiên cứu là HFSR, tăng men gan, mệt mỏi, viêm miệng, tăng huyết áp, ỉa chảy và giảm tiểu cầu. Kết quả từ bảng 3.15 cho thấy chỉ có 2 độc tính bao gồm HFSR, tăng huyết áp liên quan có ý nghĩa đến liều thuốc sử dụng khởi điểm.

Tỷ lệ xuất hiện HFSR tăng dần từ 15% đến 20% đến 65% theo các mức độ liều 400 mg, 600 mg, 800mg; độc tính độ 3 chỉ gặp trên những BN sử dụng liều 800 mg/ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Điều

này giải thích tại sao tỷ lệ HFSR trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với 2 nghiên cứu nền tảng SHARP và AP. Trong phân tích tiền lâm sàng trên các khối u đặc HFSR không xảy ra thường xuyên với liều 300mg, nhưng tăng lên khi sử dung liều 600 mg/ngày. Trong một nghiên cứu về HFSR trên 12 bệnh nhân điều trị thuốc ức chế đa tyrosin kinase (83% sorafenib và 17% sunitinib), sinh thiết da tổn thương cho thấy có biểu hiện hoại tử của các tế bào sừng và mức độ hoại tử tế bào sừng có tương quan với thời gian bắt đầu dùng thuốc cũng như phù nề mạch máu và thoái hoá các nang tuyến bài xuất [131]. Tuy nhiên kết quả từ nghiên cứu GIDEON cho thấy tỷ lệ HFSR gần như tương đương nhau giữa 2 mức độ liều khởi điểm 400mg và 800mg (23% và 24%). Nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục tiến hành, dự kiến kéo dài trong 12 tháng với số lượng bệnh nhân lên đến 3000, chúng ta sẽ chờ kết quả phân tích cuối cùng này. Phân tích của Reiss và cộng sự (2017) cho thấy việc giảm liều thuốc liên quan đến giảm chi phí điều trị, có xu hướng giảm tỷ lệ ngừng thuốc do tác dụng không mong muốn, việc giảm liều thuốc không liên quan đến giảm kết quả thời gian sống toàn bộ so với liều chuẩn [132].

Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần từ 0% đến 14,3% đến 85,7% theo các mức độ liều thuốc khởi điểm 400mg/ngày, 600mg/ngày và 800mg/ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,022. Kết quả phân tích GIDEON cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tương đương nhau ở cả 2 nhóm liều khởi điểm 400 mg và 800mg [116].

Chúng tơi cũng đánh giá thêm liệu có sự liên quan giữa tỷ lệ giảm liều, tăng liều thuốc theo mức độ liều sorafenib sử dụng khởi điểm. Kết quả từ bảng 3.24 cho thấy tỷ lệ tăng liều thuốc, giảm liều thuốc liên quan có ý nghĩa với các mức độ liều sorafenib sử dụng khởi điểm. Tỷ lệ giảm liều thuốc giảm dần từ 65,5% đến 27,6% và 6,9% theo mức độ liều thuốc khởi điểm 800mg, 600mg và 400 mg, p<0,05. Nguyên nhân giảm liều chủ yếu do độc tính.

Trong thực tế lâm sàng, việc lựa chọn liều thuốc khởi điểm phụ thuộc quyết định bác sĩ lâm sàng dựa trên chỉ số tồn trạng, chức năng gan, và đơi khi phụ thuộc điều kiện kinh tế người bệnh; trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy việc sử dụng liều khởi điểm thấp chủ yếu liên quan đến men gan trước điều trị >80 UI/l. Cũng từ kết quả bảng 3.24 cho thấy, 61,5% BN dùng liều khởi điểm 400mg/ngày tăng liều thuốc lên 800 mg/ngày, 30,8% BN liều khởi điểm 600mg/ngày tăng liều lên 800 mg/ngày do thuốc dung nạp tốt. Có 1 trường hợp BN dùng liều khởi điểm 800mg/ngày gặp độc tính mệt mỏi, BN được xử trí giảm 1 mức độ liều xuống 600 mg/ngày, sau 1 đợt điều trị, thuốc dung nạp tốt, BN lại được dùng lại với liều 800 mg/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả điều trị của thuốc sorafenib trên bệnh nhân ung thư gan nguyên phát (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)