Độc tính Mức độ và cách xử trí
Độc tính trên da
- Độ 2:
Lần 1: Tiếp tục điều trị, phối hợp các thuốc điều trị tại chỗ. Giảm 1 mức độ liều (200 mg), đánh giá lại sau 7 ngày.
Không cải thiện trong 7 ngày hoặc xuất hiện lần 2 và 3: Ngừng điều trị cho đến khi độc tính về độ 0-1, khi điều trị lại giảm 2 mức độ liều.
Lần 4: Ngừng điều trị. - Độ 3
Lần 1: Ngừng điều trị cho đến khi độc tính về độ 0-1, khi điều trị lại giảm 2 mức độ liều (400 mg).
Lần 2: Ngừng điều trị cho đến khi độc tính về độ 0-1, khi điều trị lại giảm 2 mức độ liều (400 mg).
Lần 3: Ngừng điều trị. Độc tính
trên gan
- Độc tính ≥ độ 3 hoặc AST/ALT >3 lần so với bình thường kèm bilirubin >2 lần mà khơng có ngun nhân khác: ngừng điều trị.
Tăng huyết áp
- Độ 2 khơng có triệu chứng: Điều trị thuốc hạ áp, tiếp tục điều trị theo liệu trình và theo dõi huyết áp.
- Độ 2 có triệu chứng hoặc Độ 3: Trì hỗn điều trị đến khi hồi phục hoặc huyết áp tâm trương <90 mmHg, phối hợp điều trị thuốc hạ áp và giảm 1 mức độ liều (200mg).
Độc tính khác khơng liên quan đến hệ tạo huyết
- Độ 2: Tiếp tục điều trị và giảm 1 mức độ liều (200mg). - Độ 3:
Lần 1: Trì hỗn điều trị đến khi độc tính ≤ độ 2, giảm 1 mức độ liều (200 mg).
Không hồi phục trong 7 ngày hoặc xuất hiện lần 2, lần 3: Trì hỗn điều trị đến khi độc tính ≤ độ 2, giảm 2 mức độ liều (400mg).
Lần 3: Trì hỗn điều trị đến khi độc tính ≤ độ 2, giảm 3 mức độ liều (600mg)
- Độ 4: Ngừng điều trị.
Trong quá trình điều trị có sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ như các kem bôi làm mềm da, thuốc mỡ làm mềm da, kem làm dịu da chứa kẽm oxide và magnesium silicate, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống nôn, chống tiêu chảy...
* Bệnh tiến triển trong quá trình điều trị
- Nếu chỉ số tồn trạng cịn tốt (PS từ 0-2 điểm), chức năng gan tốt chỉ định điều trị bước 2 (được chỉ định tuỳ theo điều kiện sẵn có của cơ sở điều trị: regorafenib, nivolumab, thalidomide, capecitabin…)
- Nếu chỉ số toàn trạng kém, Child-Pugh C: chăm sóc nâng đỡ đơn thuần.
2.3. Phân tích số liệu
Các thơng tin được mã hố và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Các thuật toán thống kê được áp dụng bao gồm:
- Mơ tả: trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị min, max.
- Kiểm định so sánh: đối với biến định tính sử dụng test so sánh 2, các so sánh có ý nghĩathống kê với p < 0,05; trong trường hợp mẫu nhỏ hơn 5 thì sử dụng test 2 có hiệu chỉnh Fisher; đối với biến định lượng so sánh các giá trị trước và sau bằng test t ghép cặp.
- Tính thời gian sống bằng phương pháp ước lượng thời gian theo sự kiện của Kaplan-Meier.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm:
- Phân tích đơn biến : Sử dụng test Log-rank khi so sánh đường cong sống thêm giữa các nhóm.
- Phân tích đa biến: sử dụng mơ hình hồi qui Cox với độ tin cậy 95% (p=0,05), tỷ suất nguy cơ (Hazard Ratio - HR).
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đây là nghiên cứu mơ tả, khơng có tính chất can thiệp điều trị, thuốc sorafenib đã được đưa vào hướng dẫn điều trị UTGNP của Bộ Y Tế Việt Nam.
- Lợi ích mà nghiên cứu mang lại: Hiện nay đối với UTGNP giai đoạn muộn hoặc tái phát di căn, các thuốc hóa chất tồn thân hầu như khơng có hiệu quả, việc sử dụng sorafenib đã mang lại cơ hội cho những bệnh nhân giai đoạn này. Tuy nhiên, chi phí điều trị ln là thách thức đối với thầy thuốc và người bệnh, việc nghiên cứu hiệu quả của thuốc và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là điều cần thiết, với mong muốn trước hết cải thiện kết quả điều trị, sau đó là xác định thực sự đâu là những đối tượng có thể hưởng lợi từ phương pháp điều trị này.
- Tất cả các thông tin chi tiết về tình trạng bệnh tật của người bệnh được mã hoá và bảo mật kỹ càng.
- Người thực hiện đề tài là người quản lý và chịu trách nhiệm bảo mật mã số cá nhân của đối tượng nghiên cứu, có quyền xem xét và cơng bố kết quả nghiên cứu.
- Nghiên cứu này chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị, khơng nhằm mục đích nào khác.
- Nghiên cứu được sự chấp nhận của các cấp lãnh đạo trường và bệnh viện, của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học (Quyết định số 129/HĐĐĐĐHYHN ngày 4/10/2017).
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
110 BN UTGNP chẩn đoán theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam Khơng cịn chỉ định can thiệp tại chỗ
Điều trị sorafenib liều khởi điểm tối thiểu 400 mg/ngày
Đánh giá lâm sàng mỗi 4 tuần
Đánh giá chẩn đốn hình ảnh mỗi 8 tuần
Đánh giá kết quả - Đáp ứng RECIST 1.1 - Tỷ lệ kiểm soát bệnh - PFS - OS Đánh giá tác dụng không mong muốn (Độc tính) (CTCAE 4.0)
Yếu tố ảnh hưởng kết quả điểu trị:
- Tuổi, giới, viêm gan virus.
- Đặc điểm u gan. - Di căn xa ngoài gan. - Huyết khối TMC. - Child-Pugh. - ALBI.
- AFP trước điều trị. - Men gan trước điều
trị.
- Liều thuốc khởi điểm. Độ
MỤC TIÊU 1
MỤC TIÊU 2 KẾT LUẬN
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1-2010 đến 11-2018, nghiên cứu được thực hiện trên 110 bệnh nhân (35 trường hợp hồi cứu, 75 trường hợp tiến cứu) chúng tôi thu được các kết quả sau:
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung