Đặc điểm tình hình nhà trường

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT qua các hoạt động ngoại khóa Lịch sử (Trang 29 - 31)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường

Trường PTDTNT THPT Điện Biên Đông nằm trên địa bàn của thị trấn Điện Biên Đông huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên. Đây là một huyện vùng cao thuộc vùng 135 theo quy định của Chính phủ. Trường được thành lập ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 878/QĐ-UB-TC của UBND tỉnh Lai Châu, có tên gọi ban đầu là trường Thiếu niên Dân tộc Điện Biên Đơng trực thuộc phịng Giáo dục Văn hóa Thể dục Thể thao huyện Điện Biên Đơng. Đến năm học 2009-2010, thực hiện Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 21/5/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Đề án mở rộng quy mô và nâng cấp hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên, trường chuyển về dưới sự quản lý của Sở GD&ĐT Điện Biên với tên gọi là trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông huyện Điện Biên Đông. Là một trường chuyên biệt với mục tiêu giáo dục và đào tạo con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc

định cư lâu dài trong huyện, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho địa phương. Năm học 2016-2017, nhà trường có 10 lớp học với 298 học sinh, 47 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Hoạt động giáo dục của nhà trường được triển khai kịp thời, đạt hiệu quả tốt. Chính vì vậy trong suốt q trình xây dựng và phát triển, nhà trường và các đồn thể ln đạt được những danh hiệu xuất sắc: chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; trường tiên tiến cấp tỉnh; cơng đồn vững mạnh xuất sắc; đồn thanh niên ln được huyện đoàn, tỉnh đoàn khen ngợi.

Với tinh thần đồn kết, nhất trí cao của các tổ chức trong nhà trường, trường Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông quyết tâm phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, đổi mới quản lý và phương pháp dạy học, tiếp tục cải thiện môi trường giáo dục. Bên cạnh đó, tranh thủ mọi nguồn lực, đổi mới chính sách cơ chế tài chính, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào của ngành; duy trì trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm học tiếp theo. Với đội ngũ tận tụy, tâm huyết, đồn kết, trường Phổ thơng DTNT THPT huyện Điện Biên Đông sẽ vững bước đi lên cùng cơng cuộc hiện đại hóa đất nước, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân các dân tộc trong huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.

2.2.1.1. Thuận lợi

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các phịng chun mơn nghiệp vụ Sở.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn coi các em học sinh như con em trong gia đình. Khơng chỉ giảng dạy trên lớp, từ bữa ăn, giấc ngủ, nếp sinh hoạt của các em cũng được các thầy giáo, cô giáo chăm lo chu đáo. Việc quan tâm, chăm sóc vừa để nắm bắt được tâm tư, tình cảm, tư vấn, giúp các em lựa chọn những mơn học, ngành học phù hợp với mình, vừa chia sẻ với các em những niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt và học tập. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường ln đồn kết thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tích cực trong việc xây dựng và phát triển nhà trường và tiếp cận các phương pháp dạy học mới.

Các em học sinh chăm ngoan, có ý thức kỷ luật tốt, biết vươn lên trong học tập và cuộc sống.

Học sinh học tập và sinh hoạt trong môi trường nội trú nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tập thể.

2.2.1.2. Khó khăn

Về kinh tế-xã hội: Trường Phổ thơng DTNT THPT huyện Điện Biên Đơng đóng trên địa bàn thị trấn huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, là một trong 64 huyện nghèo của cả nước. Huyện có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu, giao thơng đi lại khó khăn, đặc biệt có những bản chưa có điện lưới quốc gia, cách xa trung tâm huyện cả trăm km. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Hmơng, Thái, Khơ mú, Lào, Xinh mun... Trình độ dân trí, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung ở mức thấp và khơng đồng đều, sự giao lưu học hỏi văn hóa giữa các vùng miền cịn hạn chế, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu: Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tự tử bằng lá ngón, tập quán đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại... Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.

Về kĩ năng: Nhiệm vụ giáo dục ở mỗi nhà trường khơng ngồi mục đích phát triển con người tồn diện cả về nhân-trí-thể-mỹ, vì vậy khi học tập tại trường, học sinh cần được trang bị những kĩ năng: kỹ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hoạt động, học tập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng tổ chức cơng việc và quản lí thời gian,... Các em chưa quen thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập. Khả năng tập trung, chấp hành những qui định chung và làm theo sự chỉ dẫn của thầy cơ cịn nhiều hạn chế. Thực tế này đặt ra vấn đề cần hình thành những kĩ năng thiết yếu cho học sinh để các em bắt nhịp tốt với môi trường học tập và sinh hoạt chung.

Về tâm lí: Do điều kiện địa lí, xã hội, mơi trường giao tiếp hạn hẹp nên các em học sinh chưa phát huy được vai trò chủ động trong học tập cũng như trong việc tổ chức các hoạt động tập thể. Với tâm lý nhút nhát, e dè, hạn chế trong giao tiếp là cản trở lớn đối với các hoạt động nhóm của các em khi học tập tại trường.

Một phần của tài liệu SKKN Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT qua các hoạt động ngoại khóa Lịch sử (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)