Để thực hiện sửa chữa, chúng ta thực hiện tháo rời hệ thống gạt mưa ra và tìm đến cơ cấu thanh giằng. Dùng tuavit để tháo cốt bạc ra kiểm tra và thực hiện thao tác thay thế như hình 4.2. Trong quá trình thay thế, cần chú ý thêm mỡ vào cốt bạc để cho hoạt động hiệu quả nhất. Tiếp tục kiểm tra và thêm mỡ bôi trơn vào các khớp nối để giảm tiếng ồn và ma sát tốt nhất có thể. Cuối cùng, thực hiện lắp ráp lại cơ cấu và chạy thử.
4.1.2. Lưỡi gạt nước hỏng, khơng làm sạch bề mặt kính
4.1.2.1 Hư hỏng
Hư hỏng lưỡi cao su, thanh xương lưỡi gạt mưa bị rơ lắc làm cho khi hoạt động lưỡi gạt khơng sạch và có thể gây tiếng ồn.
4.1.2.2 Nguyên nhân
Khi bề mặt kính khơng sạch ta nghĩ ngay đến lưỡi gạt nhưng thực tế khơng hồn tồn như vậy. Có nhiều ngun nhân dẫn đến gạt khơng sạch như do lị xo ở cánh tay gạt mưa bị kém đàn hồi không đủ lực ép xuống bề mặt kính, lưỡi gạt mưa bị hư hỏng…
4.1.2.3 Sửa chữa
Thực hiện kiểm tra chổi gạt, chi tiết này được làm bằng cao su cho nên sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của mơi trường thường bị mịn và nứt gãy.
Nếu thấy chổi gạt bị dính bẩn thì chỉ cần vệ sinh chổi và kính chắn gió (hình 4.3) Trường hợp chổi gạt bị mòn, bề mặt cao su bị chai cứng, nứt thì ta nên thay thế lưỡi gạt mới tránh tình trạng cố tình sử dụng vừa khơng hiệu quả gạt mà cịn có thể gây xước bề mặt kính chắn gió.
Trường hợp ít gặp hơn là lị xo cánh tay gạt nước có độ đàn hồi kém, khơng gây đủ áp lực lên kính lái. Do vậy, khi hệ thống làm việc lưỡi gạt mưa sẽ khơng bám chắc vào bề mặt kính chắn gió. Để xử lý ta thực hiện thay thế lò xo.