Một số mở bài cho tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Một phần của tài liệu Tổng hợp những bài văn phân tích Ngữ Văn lớp 11 (Trang 76 - 77)

MB1 . Dùng cho nhân vật T Nú :

Rừng xà nu là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Tái hiện chân thực cuộc chiến đâu kiên cường của nhân dân Tây Nguyên trong những ngày đánh Mỹ, nhà văn tập trung miêu tả hình thành của một thê hệ tiếp nối, phát huy truyền thống anh hùng của cha ơng, và qua đó nhà văn cũng phản ánh sự trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên đó là Tnú.

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối….Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng khơng thấy gì khác ngồi những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

Bài làm:

Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đến quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Tác phẩm rất thành công trong việc khắc hoạ hình ảnh rừng xà nu- một lồi cây hùng vĩ, cao thượng, man dại, trong sáng cũng là hình ảnh ẩn dụ cho người dân Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung. Ngay ở đoạn văn mở đầu truyện, ta bắt gặp hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ, để lại ất tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở bài khác :

Mỗi nhà văn dường như đều gắn bó với một vùng quê nhất định . Nếu như Nguyên Hồng tha thiết với Hải Phòng –thành phố hoa phượng đỏ, Nam Cao gắn bó cả cuộc đời với làng Vũ Đại qua những trang văn sắc lạnh mà thấm đẫm nước mắt, thì Nguyễn Trung Thành dường như có một niềm yêu thiết tha và mối giao cảm kì lạ với Tây Nguyên. Trong suốt hai cuộc kháng chiến, chính mảnh đất và con người nơi đây là nguồn cảm hứng lớn lao cho sáng tác của ông, làm nên tác phẩm “Rừng xà nu”- một bản anh hùng ca thời hiện đại. Đến với “Rừng xà nu”, ngay ở đoạn văn mở đầu truyện, ta bắt gặp hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ, để lại ất tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Tổng hợp những bài văn phân tích Ngữ Văn lớp 11 (Trang 76 - 77)