Cơ sở dữ liệu không gian

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 27 - 28)

Chương 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS

2.3.1. Cơ sở dữ liệu không gian

Đây là dạng dữ liệu cơ bản của một GIS. Dạng dữ liệu này bao gồm các thơng tin có tính đồ họa chỉrõ hình dạng, phạm vi khơng gian, vịtrí địa lý của một thực thể trong thế giới thực được khái qt hóa thành các đặc tính địa lý như điểm, đường hay vùng trên bản đồ. Trong máy tính số, dữ liệu khơng gian của các thực thể có thể được biểu diễn theo hai mơ hình Raster và Vector.

Các đối tượng không gian trong GIS được nhóm theo ba loại đối tượng: điểm (poit), đường (line) và vùng (polygon):

- Điểm dùng để biểu diễn các đối tượng phân bố theo dạng điểm như: các điểm dân cư, nhà máy, trụđiện, trường học, công viên,... Phương pháp biểu diễn thường dùng các ký hiệu (hình vẽ, biểu tượng, hình học, chữ viết) đặt vào đúng vịtrí của đối tượng trên bản đồ.

- Đường dùng để biểu diễn các đối tượng phân bố theo dạng tuyến (đường) như: đường giao thông, sơng ngịi đường ranh giới tiếp giáp,... Các ký hiệu đường phản ánh được sựđồng dạng và hướng của đối tượng, nhưng không thể hiện được tỉ lệđộ lớn của đối tượng.

- Vùng dùng để biểu diễn các đối tượng phân bố theo dạng vùng trên một diện tích nhất định như: vùng hành chính, vùng trồng lúa, vùng nuôi tôm, vùng ô nhiễm,... Các ký hiệu vùng phản ánh được cả về vịtrí, hình dạng và kích thước của đối tượng.

Trong mỗi kiểu cấu trúc dữ liệu, cách tổ chức dữ liệu cho ba đối tượng không gian trên khác nhau. Tùy tỷ lệ hoặc mức độ chi tiết mà các đối tượng không gian được thiết kế khác nhau. Ở tỷ lệ nhỏ nhiều khi điểm là cả một vùng (trường học, bệnh viện, sân vận động,...). Ba đối tượng khơng gian dù ở mơ hình cấu trúc dữ liệu GIS nào đều có một điểm chung là vịtrí của chúng đều được ghi nhận bằng giá trị tọa độ trong một hệ tọa độnào đó tham chiếu với hệ tọa độdùng cho Trái đất.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống thông tin địa lý (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)