Chương 3: CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIS
3.2.5. Lưu trữ và quản lý dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính được lưu trữ và quản lý dưới dạng các bảng (table). Trong các bảng thuộc tính mỗi dịng biểu diễn một đối tượng và mỗi cột là một thuộc tính. Ví dụ trong bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ hành chính Việt Nam (Hình 3.5) mỗi dịng biểu diễn cho một tỉnh, các cột biểu diễn cho các thuộc tính về dân số, diện tích, sản lượng lương thực.
Hình 3.5: Lưu trữ và quản lý dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính được lưu trữvà quản lý bằng 3 hệ quản trịcơ sở dữ liệu cơ bản: hệ quản trịcơ sở dữ liệu phân cấp, hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạng và hệ quản trịcơ sở dữ liệu quan hệ.
Hệ quản trị dữ liệu thuộc tính theo kiểu phân cấp các dữ liệu được truy cập theo cấu trúc phân cấp các nhánh, giống sơ đồhình cây. Mối quan hệ phân cấp cao - thấp rất rõ ràng, thể hiện được mối liên kết phân nhánh. Ví dụ: Quản lý dữ liệu thuộc tính sinh viên của tồn Đại học Thái Nguyên được phân cấp từ cấp Đại học, đến cấp trường, cấp khoa, bộmơn, lớp, tổ, nhóm, cá nhân sinh viên. Tuy nhiên, quản lý dữ liệu theo kiểu phân cấp có hạn chế là các thơng tin thuộc tính được ghi lại nhiều lần trong cơ sở dữ liệu, gây lãng phí bộ nhớ, phức tạp trong việc chỉnh sửa và cập nhật dữ liệu.
Hệ quản trịcơ sở dữ liệu mạng, mỗi thực thể dữ liệu là một nút trong mạng lưới và được liên kết với các thực thểthích hợp khác trong toàn mạng. Kiểu cơ sở dữ liệu mạng có ít dữ liệu dư thừa hơn so với kiểu phân cấp nhờ vào ưu điểm của các mối quan hệ thêm vào. Khi quản lý, truy vấn dữ liệu mạng cần tìm ra một trường thích hợp, tương tự như việc xác định từ khóa tìm kiếm. Ví dụ: Trong hệ thống quản lý dữ liệu sinh viên
của toàn Đại học Thái Nguyên theo kiểu dữ liệu mạng, muốn xác định trường dữ liệu về học lực, hệ thống sẽ quản lý và tìm kiếm từkhóa “học lực” trong mạng lưới các trường thành viên trong toàn Đại học Thái Nguyên.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mô tả dữ liệu trong các bảng và được biết đến thông qua các mối quan hệđan xen. Mỗi thực thểđược mô tả bởi một hàng và các thuộc tính kèm theo trên các cột tương ứng. Các bản có quan hệ với nhau thơng qua các khóa (có thểlà một hay nhiều trường) và được sử dụng để nhận biết các bản ghi.
Trên thực tế, dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian trong GIS không tách rời nhau, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bảng dữ liệu thuộc tính đều gắn liền với một lớp khơng gian có tọa độxác định. Vì vậy, trong quá trình lưu trữvà quản lý dữ liệu thuộc tính cũng khơng thểtách rời với dữ liệu không gian.