II. Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch:
1. Giao thông vận tải:
1.1. Đường bộ:
a. Hiện trạnh đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ trung tâm du lịch Nha Trang- Ninh Chữ- Đà Lạt bao gồm:
b. Quốc lộ 1A : quốc lộ xuyên Việt, chạy qua Khánh Hòa và Ninh Thuận.
- Quốc lộ 14 : bắt đầu từ quảng trị đi xuyên qua các tỉnh Tây Nguyên : Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng xuống đến Bình Dương nơi tiếp với đường 20 tới thành phố Hồ Chí Minh.
- Quốc lộ 26 Ninh Hòa ( Khánh Hịa) đi Bn Mê Thuột
- Quốc lộ 7 và 21: từ Khánh Hịa – Bn Mê Thuột ( Đắc lắc) nối đường 14 đi Kom tum
- Quốc lộ 11 và 18 : từ Phan Rang ( Ninh Thuận) đi Đà Lạt (Lâm Đồng) nối với đường 14 đi các tỉnh tây nguyên
- Quốc lộ 20 từ Lâm Đồng đi thành phố Hồ Chí Minh.
Các tuyến giao thơng chính này cùng với nhiều tuyến đường liên tỉnh và nội tỉnh như tỉnh lộ 635,652,654 ( Khánh Hòa), 701,702,704 ( Ninh Thuận) , 724 lâm Đồng…nối các tỉnh Nam trung bộ với các tỉnh vùng tây nguyên tạo ra vùng kinh tế biển, rừng đa dạng, tạo một mạng lưới giao thông thuận tiện, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này.
Do những đặc điểm về tài nguyên du lịch và những điều kiện kinh tế- xã hội có lien quan trong việc khai thác tài nguyên nên sản phẩm du lịch của trung tâm này mang tính đặc thù cao, bổ sung cho nhau làm tang tính hấp dẫn . Các tuyến giao thông như trục quốc lộ 11,1A,25…cho phép tang tính hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch đa dạng trung tâm. Mạng lưới giao thông đường bộ thuộc trung tâm du lịch Nha
59 Trang Ninh Chữ Đà Lạt tương đối phát triển nhưng sự phân bố không đồng đều trừ quốc lộ 1A và 14 thường xuyên được tu bổ nâng cấp , có chất lượng tương đối tốt, còn lại những tuyến khác mặt đường hẹp chưa đủ tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng kém. Việc đi lại ở một số khu vực nhất là vùng sâu ở Ninh Thuận , Khánh Hòa , Lâm Đồng cịn rất nhiều khó khan về mùa mưa lũ hay nhiều ách tắc , nhiều tuyến đường phải vượt qua đèo núi cao …
Thực trạng này không chỉ hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng mà còn gây trở ngại cho thu hút vốn đầu tư và phát triển hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch đặc biệt là ở khu vực Cao nguyên Lâm Đồng.
b.Những kế hoạch và dự án phát triển đường bộ :
- Dự án nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Nha Trang- Thành phố Hồ Chí Minh với tổng kinh phí gần 200 triệu USD bằng vốn ODA và vay ngân hang thế giới.
- Dự án nâng cấp quốc lộ 27, tổng kinh phí 172 tỷ đồng thành đường cấp 4 dải nhự. - Dự án nâng cấp quôc lộ 1A giai đoạn 3 , đoạn Nha Trang- Quảng Ngãi , kinh phí
130 triệu USD do ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB) tài trợ. - Quốc lộ 14 được cấp kinh phí sử chữa nâng cấp.
Đến năm 2000 hầu hết các đường tỉnh lộ được nâng cấp, trải nhựa nối quốc lộ 1A thành đường lien tỉnh lộ, nối một số tuyến đường hương lộ, đường huyện, đường xã thành đường lien huyện lien xã , xây dượng đường ô tô trung tâm các xã miền núi với quy mô cầu, cống, ngầm tràn vĩnh cửu có mặt đường cấp phối.
So với trung tâm du lịch khác thì mạng lưới đường bộ trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt tương đối phát triển trong đó tuyến đặc biệt quan trọng là quốc lộ 1A được đầu tư nâng cấp, tạo cơ hội thuận lợi cho việc đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch trong vùng và mở rộng quan hệ giao lưu trong vùng và quốc tế trong lĩnh vực du lịch.
1.2 Đường sắt
60 Trên địa bàn của trung tâm có hai tuyến đường sắt chính:
- Tuyến đướng sắt Bắc nam đi qua Nha Trang và Ninh Thuận
- Tuyến đường sắt bánh xe rang cưa từ thị xã Phan rang – Tháp chàm đi Đà Lạt dài 84 km
Tuyến đường sắt bánh xe rang cưa qua thời gian dài không sử dụng , không được bảo dưỡng nay đã bị hỏng không sử dụng được. Tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn chạy qua Khánh Hòa và Ninh Thuận có khổ rộng 1000mm do ít được đầu tư nên năng lực chuyên trở và độ an tồn thấp ít hấp dẫn khách du lịch . Du khách từ các vùng trong nước và nước ngoài đến tập trung chủ yếu bằng đường bộ và đường hang không, tỷ lệ khách đến bằng đường sắt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
b. Kế hoạch và dự án đầu tư phát triển mạng đường sắt: Trong số các phương án đường sắt có tuyến đi qua Việt Nam, nên ngành đường sắt Việt Nam có kế hoạch cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam, rút ngắn thời gian chạy tầu, nối cáp trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước , nhất thể hóa tuyến đường sắt quốc gia, nâng cao các hạng mục cơng trình thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trong khu vực, mở them các tuyến đường sắt đến tây nguyên và chuẩn bị cho tuyến nối với tuyến đường sắt liên Á nguồn cấp vốn ODA Nhật Bản , ngân hàng thế giới , ngân hàng phát triển châu Á và các tổ chức tín dụng khác.
Ga Nha Trang được chuyển dần thành Ga hành khách thông thường, Ga hàng hóa được chuyển ra ngoại vi thành phố.
Giai đoạn đến năm 2000, đầu tư nhà nước vào nghành đường sắt sẽ chiếm khoảng 8% tổng đầu tư cho nghành giao thông vận tải,. đây là một cơ hội lớn để cải tao, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt Việt Nam, tạo điều kiện cho việc đi lại của hành khách đến vùng thuân tiện hơn tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí.
1.3 Đường khơng:
a. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Hiện nay trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ - Đà lạt có hai sân bay chính:
61 - Sân bay Nha Trang ( Khánh Hòa).
- Sân bay Liên Khương ( Lâm Đồng).
Ngoài ra trong tương lai, trung tâm cịn có thể sử dụng sân bay Đơng Tác( Phú n) và Cam Ly( Lâm Đồng).
Những sân bay nói trên ( Nha Trang và Liên Khương) có quy mơ nhỏ, chỉ tiếp nhận được máy bay loại ATR 72, hoặc Folker 70, năng lực thơng qua hàng hóa và hành khách còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Sân bay Nha Trang do có 3 bề là núi nên các máy bay phải vòng ra biển mới hạ cánh được, làm kéo dài thời gian bay(chuyến Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh chỉ hết 1h45). Sân bay này hiện sử dụng hỗn hợp 2 chức năng quân sự và dân dụng, đường băng ngắn.
Các tuyến và đường bay chính hiện nay có: + Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh + Nha Trang – Hà Nội
+ Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh
Chưa có tuyến bay thẳng tới các sân bay quốc tế trong và ngoài nước. b.Kế hoạch và các dự án phát triển cở hạ tầng đường không:
Các sân bay trong trung tâm đang được đầu tư, nâng cấp, tăng cường dịch vụ mặt đất và phương tiện bay, hiện nay đã loại bỏ hồn tồn máy bay Liên Xơ cũ chế tạo có tuổi đời quá cao như TU134, TU154, thay vào đó là tồn bộ các máy bay ATR 72 của Pháp và Folker 70 của Hà Lan.
Sân bay Đông Tác( Phú Yên) hiện là sân bay có đường băng dài nhất Việt Nam, lại cách vịnh Văn Phong- Đại Lãnh, khu vực có nhiều khả năng trở thành khu du lịch biển tổng hợp lớn nhất nước ta chỉ 30km, nếu được đầu tư sửa chữa, chuyển sang mục đích dân sự thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước đến trung tâm rất thuận tiện. Sân bay Cam Ly đang được đầu tư để đưa vào sử dụng.
62 a. Tuyến đường sông: Các sông trong trung tâm đều ngắn và dốc, chủ yếu phục vụ cung cấp nước sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa, ít có giá trị đối với hoạt động du lịch. b. Tuyến đường biển: trung tâm du lịch Nha Trang- Ninh Chữ- Đà Lạt có 2 cảng biển chính là cảng Nha Trang và cảng Ba Ngịi, năng lực thơng qua còn hạn chế(khoảng 0,25 triệu tấn/ năm), chỉ có thể tiếp nhận được tàu 10.000 tấn.
Vịnh Cam Ranh là một trong những vịnh tốt nhất thế giới, tuy nhiên vịnh đang thuộc quyền sử dụng của Bộ Quốc phịng, phục vụ cho mục đích quân sự.
Ngồi ra trong vùng cịn nhiều cảng chun dụng và cảng nhỏ có thể neo đậu những tàu, thuyền du lịch trọng tải không lớn. Từ cảng Nha Trang có các tuyến đường thủy đến các cảng biển lớn trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Hiện nay, Nha Trang là một trong những số ít các địa phương có đội tàu du lịch đưa du khách đi tham quan biển và hệ thống các đảo vùng lân cận.
Trong những năm qua vấn đề vận chuyển khách theo đường thủy chưa được quan tâm khai thác do phương tiện chuyên chở hành khách theo đường thủy chưa thuận tiện và thực sự hấp dẫn khách. Để có những bước chuyển biến tích cực về phương tiện vận chuyển và chất lượng phục vụ cần có sự đầu tư lớn.
c. Những kế hoạch và dự án phát triển vận chuyển đường thủy: Khu vực duyên hải của tỉnh Khánh Hịa có nhiều tiềm năng để phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu. Vịnh Văn Phong là một vịnh kín, có mực nước trung bình 25-30m có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 30.000 - 40.000 tấn. Có nhiều khả năng vịnh Văn Phong sẽ được lựa chọn để trở thành nơi chuyển tải dầu và tung chuyển hàng hóa Contener, cảng Nha Trang sẽ được đầu tư trở thành cảng chuyên dung chuyên chở hành khách.