KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu MÔN NGHIỆP VỤ DU LỊCH QUY HOẠCH TỔNG THỂ DU LỊCH NHA TRANG NINH CHỮ ĐÀ LẠT (Trang 106 - 109)

Các kết quả đạt được qua nghiên cứu định hướng phát triển trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt cho phép rút ra những kết luận cơ bản sau:

1. Trung tâm này là hạt nhân cho sự phát triển tiêu biểu cho vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ , có vị trí quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch của vùng cũng như của cả nước . Sự phát triển du lịch của tồn trung tâm nói riêng và của vùng đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và khẳng định được vai trị của du lịch trong q trình chuyển dịch cơ cấu ở địa phương này .Những địa danh của khu du lịch Nha Trang, Đà Lạt, Ninh Chữ ngày càng hấp dẫn và rõ nét trên bản đồ du lịch Việt Nam và trong con mắt của khách du lịch trong và ngoài nước.

2. Trong không gian du lịch của trung tâm Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt bao gồm nhưng dải bờ biển vào loại đẹp nhất Việt Nam, Những yếu tố tài nguyên du lịch phong phú đa dạng và đặc sắc đó đã tạo ra sức hấp dẫn riêng của du lịch khu vực này. Khu vực Văn Phong – Đại Lãnh được đánh giá là một trong những điểm có cảnh quan

107 môi trường lý tưởng nhất nước ta hiện nay để phát triển thành một khu du lịch biển hiện đại tầm cỡ nhất Việt Nam, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế với nhiều loại hình du lịch biển hấp dẫn.

Hiện tại các tiềm năng du lịch lớn nhất Trung tâm này mới được khai thác ở mức thấp do các dự án đầu tư phát triển du lịch cịn ít.

Dự án đầu tư phát triển du lịch lớn nhất Trung tâm, đồng thời là dự án lớn nhất của du lịch Việt Nam là dự án phát triển du lịch Dankia – Suối Vàng ( Đà Lạt) với tổng số vốn đầu tư tới 760 triệu USD. Tuy nhiên mặc dù đã được phê duyệt cấp giấy phép từ đầu năm 1998 song việc triển khai thực hiện còn rất hạn chế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.

Ngồi ra một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do các điều kiện về cơ sở hạ tầng của khu vực còn hạn chế, đặc biệt là giao thông, trong điều kiện địa hình liên kết các cực của Trung tâm tương đối phức tạp nhất là đoạn từ Ninh Chữ lên Đà Lạt.

1. Hoạt động phát triển du lịch của Trung tâm Nha Trang – Ninh Chữ - Đà Lạt thời gian qua có nhiều chuyên biến tích cực, đặc biệt là Đà Lạt và Nha Trang. Lượng khách điến các điểm du lịch này, đặc biệt là khách du lịch nội địa tăng nhanh. Trong bối cảnh có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, lượng khách quốc tế vào Việ Nam chững lại và giảm song lượng khách quốc tế đến khu vuực này khơng giảm và vẫn có xu thế gia tăng. Kết quả này có liên quan đến sự nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩn du lịch. Nha Trang là điển hình với việc đưa vào khai thác một số khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giả trí đảo.

2. Tuy nhiên hoạt động du lịch của Trung tâm còn chịu ảnh hưởng của tính mùa và chưa thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ trong hoạt động du lịch đặc biệt là hoạt động lữ hành quảng bá du lịch giữa các địa bàn trọng điểm là Nha Trang – Ninh Chữ và Đà Lạt. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động du lịch chung của Trung tâm. Mặc dù trong phạm vi lãnh thổ của Trung tâm có tới hai sân bay là Nha

108 Trang và Liên Khương, song những lợi thế này vẫn chưa được phát huy đầy đủ trong hoạt động du lịch.

Du lịch đường biển hiện còn chưa phát triển ven biển với cảng Nha Trang vốn đã có hoạt động từ lâu. Đây là một hạn chế cần khắc phục trong những năm tới đây để phát huy được đầy đủ hơn những lợi thế của Trung tâm đối với hoạt động của du lịch. 4. Để thực hiện các định hướng đã xác định trong quy hoạch cần thiết phải thực hiện một số vấn đề sau:

- Nhanh chóng hồn thành quy hoạch phát triển khu du lịch Văn Phong – Đại Lãnh nói riềng và tồn dải ven biển từ Đại Lãnh đến Ninh Chữ nói chung nhằm xác định rõ các khơng gian du lịch biển với những sản phẩn du lịch cụ thể nhằm khai thác được những thế mạnh đặc thù về du lịch biển ở khu vực này song không làm (hoặc không bị) ảnh hưởng đến (hoặc bởi) sự phát triển của ngành kinh tế biển khác. Đây còn là cơ sở để xây dựng các dự án khả thi thu hụt vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển, trong đó cần ưu tiên phát triển du lịch đảo trong vùng vịnh Nha Trang và khu vực Văn Phong – Đại Lãnh với quy mô và chất lượng quốc tế, đảm bảo sức mạnh cạnh tranh trong khu vực.

- Có những giải pháp cấp thiết ( cấp Chính phủ) để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án phát triển khu du lịch Dankia – Suối Vàng, tạo ra bước đột phá quan trọng khong chỉ đối với sự phát triển của du lịch Đà Lạt mà còn đối với sự phát triển của Trung tâm Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt.

Một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy tiến trình trên là việc mở rộng sân bay Liên Khương và nâng cấp thành sân bay quốc tế để có thể đón khách trực tiếp từ Singapore – đối tác thực hiện dự án phát triển khu du lịch Dankia – Suối Vàng.

- Quan tâm thích đáng việc khai thác các giá trị văn hóa Chăm khu vực Phan Rang – Nha Trang để tạo sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn, bổ sung cho các sản phẩn du lịch truyền thống của Trung tâm.

109 - Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ trong hoạt động du lịch giữa các cực hạt nhân của trung tâm thông qua việc xây dựng các tour du lịch chung trên cơ sở những tuyến du lịch đã xác định trong định hướng quy hoạch và các chương trình quảng bá du lịch cho tồn Trung tâm, ở đây vai trò chỉ đạo, điều phối, phối hợp giữa các sở đại lãnh Lâm Đồng, Khánh Hòa và sở thương mại – Du lịch Ninh Thuận là đặc biệt quan trọng.

Ngoài ra cần đặc biệt chú ý thiết lập quan hệ với thành phố Hồ Chí Minh – thị trường phân phối khách chủ yếu của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhằm khai thác có hiệu quả nhất thị trường du lịch quan trọng này.

- Việc nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là cảng tàu du lịch, mở rộng sân bay, đưa vào sử dụng sân bay Đơng Tắc … có ý nghĩa quan trọng tạo điều kiện cho du lịch của Trung tâm phát triển, tương xứng với vị trí và tiểm năng của mình.

Một phần của tài liệu MÔN NGHIỆP VỤ DU LỊCH QUY HOẠCH TỔNG THỂ DU LỊCH NHA TRANG NINH CHỮ ĐÀ LẠT (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)