II. Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch:
3. Cấp thoát nước:
a. Thực trạng: Trữ lượng nước ngầm ở trung tâm du lịch Nha Trang-Ninh Chữ-Đà Lạt rất ít, nguồn nước chủ yếu khai thác sử dụng là nước mặt từ các sơng hồ, trong đó đặc biệt quan trọng là hồ Đan Kia-Suối Vàng, hồ này không chỉ cung cấp nước sạch cho Lâm Đồng mà cả một số tỉnh của vùng miền Đông Nam Bộ, nước lấy từ các con sơng vùng ven biển có hiện tượng bị nhiễm mặn vào mùa khơ.
Các mạng lưới cấp nước cuẩ các thành phố đã quá cũ kỹ, công suất không đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, mức cung cấp nước sinh hoạt chỉ đạt bình quân 60- 80lit/người/ngày cho sinh hoạt với mức 150lit/người/ngày ở các nước lân cận. Hệ thống đường ống dẫn nước quá cũ, gây lên tổn thất nước rất lớn.
Ở các vùng nông thôn tỷ lệ dân được cấp nước sạch chỉ chiếm khoảng 32% dân số, người dân nông thôn chủ yếu dùng nguồn nước mặt và giếng khoan theo kiểu UNICEF.
Phần lớn các địa phương chưa có hệ thống sử lý nước thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất được thải thẳng ra sông hồ mà không qua xử lý, gây nên những tác hại nhãn tiền. Những dự án kế hoạch phát triển nguồn nước sạch và cung cấp nước: b. Những dự án kế hoạch phát triển nguồn nước sạch và cung cấp nước:
65 Vấn đề cung cấp nước sạch luôn lầ vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý, nhất là ở các vùng đô thị nơi tập trung đông dân cư do quá trình đơ thị hóa nhanh chóng và tập trung đơng khách du lịch ở các điểm du lịch.
Chính phủ đã quan tâm đến việc phát triển các nguồn nước và xúc tiến những dự án lướn cũng như tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn. Tại địa bàn trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt có một số dự án phát triển nguồn cung cấp nước sạch như:
Dự án ADB đến năm 2000 cấp nước sạch cho các tỉnh và thành phố Thái Nguyên, Thanh Hóa, Pleiku, Nha Trang, Phan thiết và Long Xuyên, kinh phí 82,5 triệu U SD, 80% nguồn vốn được ADB cho vay qua các tổ chức tài chính nước ngồi.
Dự án cấp nước cho Đà Lạt tổng vốn đầu tư 145 tỷ đồng, phía Đan Mạch viện trợ 116 tỷ(80%).
Dự án của UNICEF tiếp tục giúp Việt Nam phát triển chương trình nước sạch nơng thơn.
4. Bưu chính viễn thơng.
a. Hiện trạng: Do sự phát triển nhanh chóng của ngành bưu chính viễn thơng, cho đến nay toàn bộ 61 tỉnh thành đã được lắp đặt các tổng đài điện thoại số với dung lượng lớn cho phép sử dụng dịch vụ điện thoại quốc tế trực tiếp tới hầu hết các nước trên thế giới, mạng lưới bưu cục được mở rộng tới khắp các huyện, xã giúp cho việc liên lạc trở nên rất mau chóng và thuận tiện.
Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt cũng được hưởng lợi từ sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành Bưu chính Viễn thơng nên việc liên lạc điện thoại trực tiếp với các địa phương trong nước và quốc tế được thông suốt và nhanh chóng. Các dịch vụ Bưu chính Viễn thơng khác đa dạng và có nhiều thuận lợi.
b. Kế hoạch phát triển: Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Bưu chính Viễn thơng giai đoạn 1996-2000. Theo bản quy hoạch, giai đoạn này mạng lưới
66 Bưu chính Viễn thơng sẽ được hiện đại hóa, đồng bộ và ổn định lâu dài phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, tạo cơ sở cho việc xã hội hóa thơng tin vào đầu thế kỷ 21. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 đạt mật đọ 6 máy/100 dân(riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 20-25 máy /dân) hầu hết các xã có điện thoại, 90-95% các tỉnh thành phố có các tuyến truyền dần liên tỉnh bằng cáp quang.
- Đẩy mạnh chiến lược cáp quang hóa, hồn thiện các cơng trình trọng điểm quốc gia như đưa tuyến cáp quang biển nối Việt Nam –Thái Lan- Hồng Kông vào hoạt động, tuyến cáp quang liên lục địa, tuyến cáp quang SEA-MEEWE3, chuẩn bị phóng vệ tinh vào khoảng từ năm 1998-2000, nghiên cứu xây dựng tuyến cáp quang dọc theo bờ biển Việt Nam.
- Xây dựng đài thơng tin vệ tinh Sơng Bé, Khánh Hịa cho phép mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng.
Mục tiêu lớn nhất trong kế hoạch phát triển đến năm 2000 là dự án phóng vệ tinh Việt Nam Vinasat với chi phí khoảng 200-300 triệu USD.
Dự kiến tổng số vốn đầu tư để phát triển nghành Bưu chính Viễn thơng trong giai đoạn 1997-2000 sẽ lên tới 40.000 tỷ đồng, trong đó 40% là vốn trong nước, 60% là vốn nước ngoài.
Sự phát triển vượt bậc, đi trước một bước của ngành công nghiệp viễn thơng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, tạo điều kiện thúc đẩy, hõ trợ các ngành kinh tế phát triển trong đó có du lịch.
5. Đánh giá về kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của trung tâm du lịch Nha Trang- Ninh Chữ- Đà Lạt tương đối phát triển so với các vùng khác trong cả nước nhưng nhìn chung vẫn cịn lạc hậu, vừa yếu, vừa thiếu, nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng đang là trở ngại lớn cho sự phát triển.
- Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt quá cũ kỹ, chắp vá, tiện nghi kém, chất lượng thấp, làm kéo dài thời gian đi lại.
67 - Nguồn cung cấp điện còn thiếu, chưa ổn định, mạng lưới chuyển tải và phân phối
đã quá tải, đòi hỏi sự đầu tư nâng cấp và bổ xung thêm các nguồn mới.
- Cung cấp nước sạch vừa thiếu, vừa không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, thậm chí một số nơi đã có hiện tượng ơ nhiễm cục bộ…
- Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thơng có những cải thiện đáng kể đã thỏa mãn tối đa các nhu cầu, theo kịp trình độ thế giới nhưng giá cả còn quá đắt so với các nước trong khu vực.
Kết cấu hạ tầng luôn được chú trọng đầu tư, tuy nhiên nhược điểm chính của đầu tư vào cơ sở hạ tầng chính là kinh phí q lớn, thời gain hồn vốn chậm nên khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn vốn ngân sách coa hạn. Chính phủ đã có những ưu tiên nhất định và khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng, một số dự án điện, cầu, đường đang được đầu tư thử nghiệm dưới dạng BOT, trong đó có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế , nếu thành cơng tốt đẹp và được nhân rộng thì đây có thể được coi là một giải pháp tích cực cho kết cấu hạ tầng góp phần đảm bảo vững chắc của các ngành kinh tế.
68
Phần IV:
Định hướng phát triển du lịch trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ- Đà Lạt thời kì 1988-2010 và đến năm 2020
I. Định hướng phát triển du lịch theo ngành
9. Những định hướng tổng quát
Nha trang, Ninh Chữ, Đà Lạt – trung tâm du lịch lớn của ba tỉnh : Khánh Hòa. Ninh Thuận và Lâm Đồng . Mỗi một địa danh có những lợi thế riêng của mình. Nha Trang - Ninh Chữ với những bãi biển dài, cát mịn, quanh năm chan hòa ánh nắng và gió;với những phong cảnh đẹp , những tháp Chám cổ kính - di sản của dân tộc Chăm để lại ;còn Đà Lạt nên thơ bởi những rừng thông bạt ngàn, những vườn hoa đầy màu sắc cùng với khí hậu “ ơn đới giữa lịng nhiệt đới “ đã tạo cho mình một sắc thái riêng mà khơng một nơi nào có được . Sự kết hợp hài hịa giữa biển và núi đã tạo cho Nha Trang – Ninh Chứ –Đà Lạt trở thành một trung tâm lớn, một tam giác tăng trưởng du lịch năng động ở khu vực Nam Trung Bộ . Ngoài ra trung tâm du lịch Nha Trang- Ninh Chữ - Đà Lạt còn một lợi thế nữa là nằm liền kề các thị trường du lịch lớn trong nước như thành phố Hồ Chí Minh , Vũng Tàu, Biên Hòa..và các thị trường quốc tế như Singapore, Thái Lan .. CHính vì vậy, trong qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995-2010 đã xác định Nha Trang, Ninh Chữ, Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước cần được ưu tiên đầu tư phát triển . Đồng thời trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương ,du lịch được đánh
69 giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng du lịch – dịch vụ và công nghiệp. Để xứng đáng với vị trí, với tiềm năng và vai trị của mình trong sự ngiệp phát triển du lịch của cả nước và trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương , ngành kinh tế du lịch ở trung tâm Nha Trang- Ninh Chữ – Đà Lạt cần được đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 200 và là ngành kinh tế mũi nhọn vào đầu những năm của thế kỉ 21,chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của từng địa phương. Phát triển mạnh ngành du lịch, tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch của các địa phương trước hết nhằm mục đích: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nâng cao hiệu quả kinh tế
- Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
- Góp phần phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, cảnh quan, mơi trường sinh thái.
10. Các tính tốn dự báo cho một số chỉ tiêu phát triển 2.1. Các cơ sở tính tốn dự báo :
Để đáp ứng được các định hướng chung là ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2000 và mũi nhọn vào đầu những năm của thế kỉ 21, trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt cần có những hướng phát triển ,những biện pháp và bước đi sao cho phù hợp với từng giai đoạn và phải phù hợp với : - Chiến lược phát triển của du lịch cả nước trong “ Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995- 2020 “ , theo đó Nha Trang- Ninh Chữ – Đà Lạt được xác định là khu vực trọng điểm được ưu tiên đầu tư phát triển
70 - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương đến
năm 2010,trong đó du lịch và dịch vụ được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn - Phù hợp với lợi thế về tiềm năng của mỗi địa phương
- Phù hợp với hiện trạng tốc độ gia tăng của dòng khách du lịch quốc tế trong những năm gần đây đến Việt Nam nói chung và Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt nói riêng.
- Phù hợp với xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh VN đã hội nhập với thế giới
- Phù hợp với xu hướng của dòng khách du lịch nội địa cũng không ngừng gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta ổn định , đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước nâng cao
- Phù hợp với các dự án đầu tư ( cả trogn và ngoài nước ) về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạc kêu gọi vốn đầu tư
Dự báo mức độ tăng trưởng của trung tâm du lịch Nha Trang – Ninh Chữ –Đà Lạt được tính theo 3 phương án :
* Phương án thấp : Phương án này được tính tốn dựa trên tốc độ phát triển như hiện nay của du lịch các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng.Khách du lịch đến các tỉnh này hầu hết là đến Nha Trang,Ninh Chữ, Đà Lạt. Khả năng đạt được của phương án này ngay cả khi khơng có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lich của cả nước, cũng như chưa phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương thời kì 1995-2000. Chính vì vậy phương án này đưa ra chỉ có tính chất tham khảo.
* Phương án chọn: Được tính tốn với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định hướng phát triển du lịch của cả nước thời kì 1995-2010, đồng thời dựa trên định hướng phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương đến năm 2010 là du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và
71 đáp ứng được 2 yêu cầu lớn trên nên được chọn làm phương án chính, Tuy nhiên đối với phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng các khu vui chơi giải trí, thể thao , các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch…
* Phương án cao : Được tính tốn với tốc độ phát triển cao hơn phương án lựa chọn và phù hợp với phương án cao của “Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995-2010 “ . Phương án này có nhiều khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế,trong điều kiến nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới có mức tăng trưởng khá,mơi trường đầu tư thuậ lợi hấp dẫn và đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật chuyên ngành
2.2 Dự báo về thị trường khách du lịch
2.2.1 Khách du lịch quốc tế :
Dòng khách du lịch quốc tế đến Nha Trang- Ninh Chữ- Đà Lạt theo nhiều hướng khác nhau.Hướng thứ nhất là khách đến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không qua sân bay Nha Trang và Liên Khương. Hướng thứ 2 là khách đi bằng đường bộ và đường sắt trên quyến du lịch xuyên Việt rồi dừng lại ở Nha Trang và Ninh Chữ. Khách du lịch đi bằng đường bộ đến Đà Lạt có thể đi từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường quốc lộ 20,hoặc từ Phan Rang theo quốc lộ 21.Khách du lịch đi bằng đường biển đến Nha Trang- Ninh Chữ – Đà Lạt chưa có vì Nha Trang chưa có điều kiện để tiếp nhận các tàu du lịch quốc tế cỡ lớn. Trong những năm tới,khi sân bay Nha Trang và Liên Khương được cải tạo nâng cấp để tiếp nhận các máy bay cỡ lớn thì khách du lịch quốc tế có thể đến trực tiếp qua các sân bay này.
- Hiện nay khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt chiếm phần lớn khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng.Năm 1996 khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt đạt 57423 lượt người ,chiếm 85% tổng số khách quốc tế đến Lâm Đồng.Đến năm 1998 do cuộc khủng hoảng chung trong khu vực nên khách quốc tế đến Đà Lạt chỉ đạt 49600 người , chiếm 80% so với cả tỉnh .Dự kiến đến năm 2005 đạt 120000 lượt khách, năm 2010 là 260 ngàn lượt và đến năm 2020 đạt 430 ngàn khách .
72 - Đối với Nha Trang,chiếm hầu như toàn bộ khách đến Khánh Hòa. Theo qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Khánh Hòa và qui hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2000 Nha Trang sẽ đón được 110-115 ngàn khách quốc tê, đến năm 2010 đạt khoảng 390-400 ngàn khách và đến năm 2020 đạt 650 ngàn khách
- Cịn đối với Ninh Chữ,vì đây là khu du lịch biển có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch chưa phát triển nên ít hấp dẫn khách quốc tế , mặt khác khách đến với Ninh Thuận chủ yếu là khách tham quan( tháp Chàm.. ). Khách quá cảnh..Theo số liệu thống kê của Sở Thương mại- Du lịch Ninh Thuận thì năm 1998 khách quốc tế đến Ninh Chữ chỉ đạt 636 lượt khách và chỉ chiếm 14,8% khách quốc tế của cả tỉnh. Khách đến Ninh Chữ gia tăng chậm và cũng nằm trong tình trạng chung của cả tỉnh Ninh Thuận.Theo các chỉ tiêu dự báo của Ninh Thuận trong qui hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ thỳ vào năm 2005 có thể đạt 2.200 khách, đến năm 2010 đạt 7.800 khách và đến năm 2020 đạt 27.500 khách quốc tế.