.10 Trữ lượng các mỏ hầm lò trên địa bàn Cẩm Phả

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả (Trang 76 - 91)

TT Mỏ/công trường Đáy

thiết kế Trữ lượng (1000 tấn) Địa chất huy động Công nghiệp A MỎ ĐANG KHAI THÁC 720196 503557 1 Mỏ Lộ Trí (Thống Nhất) 66583 44665 2 Mỏ Mông Dương -550 89739 67944

68

LV  -100

4 Mỏ Bắc Cọc Sáu (giếng) -300 43549 27680

5 Mỏ Tây Bắc Khe Chàm -250 1811 1207

6 Mỏ Khe Chàm I (cả Đông Bắc Khe Chàm) -550 12827 8380

7 Mỏ Khe Chàm II (Khe Chàm II và Khe

Chàm IV, Tây Đá Mài, Tây Bắc Đá Mài) -1000 148174 105766

8 Mỏ Khe Chàm III (giếng) -550 104046 79175

9 Mỏ Nam Khe Tam (Đông Bắc) -600 35026 23329

10 Mỏ Khe Tam (Dương Huy) -350 98059 67503

11 Mỏ Tây Bắc Ngã Hai -50 4008 2364

12 Mỏ Đông Bắc Ngã Hai -50 1050 550

13 Mỏ Ngã Hai -350 80852 52035

B MỎ MỚI

1 Mỏ Đông Quảng Lợi (Đông Mông Dương) -350 51 840 31 104

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030

Theo lịch khai thác lộ thiên toàn vùng Cẩm Phả đã lập và theo đánh giá khả năng đổ thải tại các bãi thải cho thấy giai đoạn sau 2011 và đặc biệt là sau 2015 sẽ xuất hiện một loạt các bãi thải trong khu Tả Ngạn Cọc Sáu, khu Lộ trí Đèo Nai, mỏ Đông Đá Mài, mỏ Bắc Quảng Lợi, cơng trường lộ thiên III Khe Chàm,...

Theo tính tốn, tổng dung tích của tồn bộ các bãi thải ngồi và trong là trên 3848 triệu m3 trong đó chủ yếu do các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu đổ thải. Dưới đây sẽ đưa ra phương án đổ thải tại cụm mỏ Đèo Nai - Cọc Sáu - Cao Sơn sau năm 2011 trên cơ sở lịch khai thác đã lập, khả năng đổ thải tại các bãi thải và cung độ vận tải từ các khu vực khai thác ra các bãi thải.

1. Mỏ Đèo Nai

Trình tự và vị trí các bãi thải của mỏ than Đèo Nai sẽ được đổ như sau: - Bãi thải trong và bãi thải tạm:

+ Bãi thải trong Mông Giăng: Theo dự án hồn ngun bãi thải Mơng Giăng khối lượng được đổ vào bãi thải này là 1,3.106 m3. Vì vậy, Dự án dự kiến đổ và kết thúc bãi thải này trong năm 2011.

69

+ Bãi thải Khe Sim: Dự kiến tổng khối lượng đất đá mỏ Đèo Nai sẽ được đổ thải vào bãi thải này là 133,477.106 m3, trong đó khối lượng đất đá của khu Moong Lộ Trí là 1,95 106 m3 Trụ Bắc, Nam Lộ Trí và Khu Vỉa Chính…là 133,477.106 m3.

+ Bãi thải Đông Cao Sơn: Theo qui hoạch khối lượng đất đá Đèo Nai có thể đổ vào bãi thải Đông Cao Sơn khi chưa có các bãi thải phía Tây và Tây Bắc là 47,69.106 m3 dự kiến đổ vào bãi thải Đơng Cao Sơn, trong đó của khu Cơng Trường Chính là 44,17.106 m3; khu Nam Lộ Trí là 3,52.106 m3; và được phân thành các giai đoạn như sau: giai đoạn 2010: 18,55.106 m3. giai đoạn 2011-2012: 29,14.106 m3

+ Bãi thải Nam Khe Tam: Dung tích chứa khoảng 212,900 triệu m3, có thể đổ thải từ năm 2012.

- Bãi thải trong :

+ Bãi thải trong khu Lộ Trí: Dung tích chứa khoảng 22,608 triệu m3, có thể đổ thải từ năm 2011.

+ Bãi thải trong khu vỉa Chính: Dung tích chứa khoảng 84,788 triệu m3, có thể đổ thải từ năm 2021.

+ Bãi thải trong khu Thắng Lợi: Dung tích chứa khoảng 98,440 triệu m3, có thể đổ thải từ năm 2025. [4, 17]

2. Mỏ Cọc Sáu

Trình tự và vị trí đổ thải của mỏ than Cọc Sáu đổ thải như sau:

- Đối với khu Bắc Tả Ngạn: + Khu Bắc phay B: 98.694.000 m3 sẽ đưa vào khai thác cuối cùng, hiện động tụ Bắc đang được sử dụng làm bãi thải trong.

- Đối với khu Thắng Lợi :

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Đất đá thải của các tầng từ +165m trở lên được đổ ra bãi thải Đông Bắc Cọc Sáu. Đất đá thải của các tầng từ +150m  -120 m được đổ ra bãi thải Đông Cao Sơn và bãi thải trong Tả Ngạn.

+ Giai đoạn sau 2015: Đất đá thải của các tầng từ +135m trở lên được đổ vào bãi thải trong khu vực Mũi Dùi - Bắc Quảng Lợi. Đất đá thải của các tầng từ +120m trở xuống được đổ vào bãi thải trong Tả Ngạn.

70

- Đối với khu Đơng Nam: Tồn bộ khối lượng đất đá bóc được đổ thải vào bãi thải trong khu Tả Ngạn.

Giai đoạn 2011 - 2012 khi Bàng Nâu chưa kết thúc khai thác chưa thể phân chia hạn đổ thải của các mỏ Cao Sơn, Đèo Nai Cọc Sáu tại bãi thải chung Đông Cao Sơn.

Do dung tích bãi thải Đơng Cao Sơn có hạn nên theo qui hoạch sau khi khu vực Bàng Nâu, Tây Khe Sim có thể tiến hành đổ thải sẽ phân bổ toàn bộ đất đá thải của đèo Nai, Cao Sơn đổ vào các khu vực nói trên, dành phần cịn lại của bãi thải Đông Cao Sơn cho mỏ Cọc Sáu.

Từ năm 2018 khi khu Thắng Lợi đi vào kết thúc, khai thác vượt qua đứt gãy FU1 phía Đơng, việc đổ thải trong khai trường Thắng Lợi sẽ được tiến hành. Tổng khối lượng đổ thải trong khu Thắng Lợi khoảng trên 220 triệu m3. [3, 17]

3. Mỏ Cao Sơn (Giai đoạn I đến đáy -165)

Trình tự và vị trí đổ thải của mỏ than Cao Sơn đổ thải như sau:

Căn cứ vào quy hoạch khai thác đổ thải chung của toàn vùng, căn cứ vào điều kiện địa hình, hiện trạng thực tế và trình tự khai thác đã lựa chọn. Đất đá thải của mỏ Cao Sơn được đổ vào các bãi thải sau:

+ Bãi thải tạm Đông Nam Đá Mài (Tây Cao Sơn) + Bãi thải tạm Khe chàm III và cụm vỉa 14 Khe Chàm. + Bãi thải Đông Cao Sơn.

+ Bãi thải Bàng Nâu.

71

Hình 3.8 Bãi Thải Khe Chàm III và cụm vỉa 14 Khe Chàm

- Bãi thải trong và bãi thải tạm:

+ Bãi thải tạm Đông Nam Đá Mài (Tây Cao Sơn.): Theo dự án khối lượng được đổ vào bãi thải này là 5,0.106 m3. Vì vậy, Dự án dự kiến đổ và kết thúc bãi thải này trong năm 2010.

+ Bãi thải tạm Bắc Cọc Sáu- Đông Cao Sơn

- Khối lượng được đổ vào bãi thải này là 42,1.106 m3. Vì vậy, Bãi thải này bắt đầu được đổ thải từ năm 2009, kết thúc đổ thải bãi thải này trong năm 2016. Tiến hành bóc lại khối lượng đất đá này từ năm 2020.

- Bãi thải ngoài:

+ Bãi thải Bàng Nâu: Dự kiến tổng khối lượng đất đá mỏ Cao Sơn giai đoạn I sẽ được đổ thải vào bãi thải này là 211,4.106 m3, trong đó khối lượng đất đá của khu Nam Cao Sơn là 91,58 106 m3 và của khu Đông Cao Sơn là 47,7 106 m3, Tây Cao Sơn là 72,02.106 m3. Toàn bộ khối lượng đất đá sẽ được vận tải lên bờ khai trường đổ vào trạm nghiền đất đá theo hệ thống băng tải ra bãi thải.

+ Bãi thải Đông Cao Sơn: Theo quy hoạch khối lượng đất đá Cao Sơn có thể đổ vào bãi thải Đơng Cao Sơn trong giai đoạn 2011-2012, trong đó của khu Đơng Cao Sơn là 34,6.106 m3; khu Nam Cao Sơn là 10,0.106 m3; khu Tây Nam Cao Sơn là 39,05.106 m3; và được phân thành các giai đoạn như sau: giai đoạn 2011: 20,5.106 m3. giai đoạn 2012: 33,12.106 m3.

72

4. Mỏ Cao Sơn (Giai đoạn II đến đáy -350)

- Quá trình mở rộng mỏ Cao sơn giai đoạn II khi các mỏ Cọc sáu, Đèo nai đã dần vào kết thúc do vậy có thể sử dụng khơng gian khai trường làm bãi thải cho Cao Sơn: Đặc biệt là sau năm 2021 khi khai trường mỏ Cao Sơn giai đoạn II mở rộng biên giới xuống sâu khai thác vỉa 10 với tổng khối lượng bốc trên 160 triệu m3, lúc này tạo ra khoảng khơng gian rộng trên 400m bắt đầu có thể đổ thải trong.

- Đất đá thải của Mỏ Cao Sơn giai đoạn II đổ ra bãi thải Bắc Bàng Nâu, trong Cao Sơn giai đoạn II, trong Thắng Lợi.

- Bãi thải Bàng nâu: Dự kiến tổng khối lượng đất đá mỏ Cao Sơn giai đoạn II sẽ được đổ thải vào bãi thải này là 232,5.106 m3. Toàn bộ khối lượng đất đá sẽ được vận tải lên bờ khai trường đổ vào trạm nghiền đất đá theo hệ thống băng tải ra bãi thải.

- Bãi thải trong Cao Sơn giai đoạn II: Khối lượng đất đá thải dự kiến đổ thải của khu vực này là 865,8.106 m3, mỏ dự kiến đổ thải từ sau năm 2021.

- Bãi thải trong Thắng Lợi: Mỏ Than Cọc Sáu sẽ kết thúc khai thác vào năm 2027 và mỏ than Đèo nai kết thúc vào năm 2037.Trong đó khu Thắng Lợi của mỏ than Cọc Sáu kết thúc khai thác sau năm 2022 vì vậy từ sau 2022 mỏ than Cao Sơn giai đoạn II đã có thể bắt đầu đổ thải mộ phần đất đá thải vào khu vực này. Dự kiến tổng khối lượng đất đá mỏ Cao Sơn giai đoạn II sẽ được đổ thải vào bãi thải này là 200,0.106 m3. [2, 17]

Việc quy hoạch các bãi thải như trên cũng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của UBND thành phố Cẩm Phả. Theo đó đất dành cho hoạt động khống sản tính đến năm 2020 có 6.717,00 ha, chiếm 46,31% diện tích đất phi nơng nghiệp (cấp tỉnh phân bổ 6.717,00 ha). Diện tích khơng thay đổi mục đích sử dụng đất 3.264,78 ha, thực tăng 2.745,10 ha so với năm 2010, trong đó tăng 3.452,22 ha do lấy vào đất trồng cây lâu năm 8,40 ha, đất rừng sản xuất 3.329,71 ha, đất chưa sử dụng 114,11 ha, đồng thời giảm 707,12 ha do chuyển toàn bộ sang đất rừng phòng hộ (dự án hồn ngun mơi trường sau khi khai thác khoáng sản). Toàn bộ khai trường các

73

mỏ đang khai thác và các bãi đổ thải đều nằm trong kế hoạch sử dụng đất của UBND thành phố Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh. [24]

Việc quy hoạch đổ thải hợp lý và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường của thành phố Cẩm Phả sẽ tạo điều kiện cho các Công ty than phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, khi được quy hoạch hợp lý thì việc tác động đến môi trường đặc biệt là khu vực dân cư xung quanh bãi thải sẽ giảm đáng kể.

+ Thay đổi công nghệ đổ thải:

Trước đây, hầu hết các mỏ than lộ thiên trong Vinacomin sử dụng hệ thống bãi thải ngồi với cơng nghệ đổ thải bãi thải cao nên thường gây ra các hiện tượng không ổn định. Để ổn định bãi thải, Vinacomin đã thay đổi công nghệ đổ thải, trong đó các bãi thải mới sẽ phải được thiết kế theo dạng bãi thải phân tầng, các bãi thải chưa đảm bảo sẽ được cải tạo, san cắt tầng. Công nghệ này đã được ứng dụng cho cải tạo các bãi thải V.7, 8 Hà Tu, lộ vỉa 14 Hà Tu (cũ), Ngã Hai, Chính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong - Hà Tu, Khe Rè - Cọc Sáu. Bên cạnh đó, nhằm ổn định sườn bãi thải, chống sạt lở đất đá, giải pháp sử dụng cỏ vetiver đã được áp dụng thử nghiệm từ năm 2007 tại sườn phía Tây bãi thải Chính Bắc - Cơng ty CP than Núi Béo. Sau thời gian trồng hơn 1 năm, bộ rễ cỏ có chiều dài 1,2m -1,4m, hệ rễ chùm, tạo thành bộ lưới sinh học giữ cho đất đá trên sườn bãi thải không bị sạt lở. [8]

Ngồi cơng nghệ đổ thải trên, TKV cũng đang có kế hoạch đầu tư hệ thống băng tải đá ở Đèo Nai và Cao Sơn để phục vụ cho việc đổ thải cho hai mỏ than Đèo Nai và Cao Sơn. Vì 3 mỏ (Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu) đều tăng nhanh về sản lượng nên bãi thải Đơng Cao Sơn đã trở thành điểm nóng về cơng tác đổ thải trong nhiều năm nay. Năm 2013, tập đoàn chỉ đạo đã ra kế hoạch bãi thải Đông Cao Sơn phải bàn giao cho Cọc Sáu; Đèo Nai sẽ đổ thải ở Khe Sim, Cao Sơn sẽ đổ thãi ở Bàng Nâu để giảm tải cho bãi thãi Đông Cao Sơn. Việc đổ thải của Đèo Nai và Cao Sơn thông qua hệ thống băng tải đá.

Với hệ thống tuyến băng tải đá của Than Cao Sơn (theo Dự án Cải tạo mở rộng Mỏ than Cao Sơn , do Công ty CP than Cao Sơn làm chủ đầu tư), gồm có 3 hệ

74

thống tuyến băng tải số 1,2 và 3, trong đó hệ thống tuyến băng tải đá số 3 sẽ đầu tư giai đoạn sau năm 2027. Trạm biến áp 35/6 Kv cung cấp điện cho băng tải đá (3 trạm); nhà điều hành sản xuất, nhà giao ca, nhà ăn, nhà vệ sinh và nhà sửa chữa v.v. là những hạng mục cơng trình khác của dự án.

Với chiều dài 2650m (tuyến cố định); Hệ thống băng tải số 1 kéo dài và nối dài đầu dỡ tải 1300m. Năng suất băng tải 10400 tấn/h. Các thiết bị đi kèm gồm 2 máy nghiền đá, năng suất 5200 tấn/h, công suất động cơ 1550 kW; cỡ hạt đầu vào 1500 x 1000 x 1000, đầu ra#400mm; Máy rót đá thải năng suất 10400 tấn/h, cơng suất động cơ 1500kW, chiều dài cần 50m, chiều cao rót 22/1,5m; máy trung chuyển đá thải năng suất 10400 tấn/h.

Hệ thống tuyến băng tải số 2 cũng có 2 tuyến. Tuyến cố định dài 3120.7m, băng tải kéo dài và băng tải nối dài đầu đỡ tải dài 1300m. Năng suất băng tải 10400 tấn/h. Hệ thống này cũng có 2 máy nghiền đá và một máy rót, năng suất và tính năng kỹ thuật như hệ thống tuyến băng 1.

Hình 3.9 Bốc xúc đất đá ở Cơng ty than Cao Sơn

Có thể khẳng định rằng, chủ trương đầu tư các hệ thống băng tải đá ở Than Đèo Nai và Than Cao Sơn là con đường để 3 đơn vị sản xuất than lộ thiên nêu trên phát triển lâu dài và ổn định. Chủ trương này được Tập đoàn xác định từ lâu và đến

75

nay trở nên bức thiết, nóng bỏng. Nếu cịn kéo dài dự án, nhiều hệ lụy khác có nguy cơ xảy ra, hậu quả khó lường. [9]

Tóm lại việc thay đổi cơng nghệ đổ thải có ý nghĩa to lớn đối với mơi trường ngành than. Nó khơng những tạo sự ổn định cho các bãi thải mà còn tránh được các sự cố như sụt lún, trượt lở gây nguy hiểm đến đời sống của một bộ phận dân cư gần khu bãi thải. Ngoài việc san cắt tầng, trồng cỏ vetiver sườn bãi thải hay băng tải đá, một số Công ty than có thể triển khai cơng nghệ NeoWeb (Israel) vào làm tường chắn chân bãi thải, xây dựng hệ thống mương, hồ nước thay thế công nghệ truyền thống. Từ việc thay đổi công nghệ đổ thải cũng sẽ làm cho công tác cải tạo, phục hồi bãi thải được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

+ Cải tạo, phục hồi bãi thải:

Giải pháp của Công ty than và ngành than: Áp dụng công tác đổ bãi thải trong

và bãi thải tạm tới mức tối đa với các giải pháp công nghệ hợp lý nhằm giảm diện tích chiếm dụng đất đai, rút ngắn cung độ vận tải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

Từ khi bắt đầu khai thác than đến nay ở riêng khu vực Quảng Ninh đã thải khoảng gần 3 tỷ m3 đất đá và đã gây ra nhiều tác động đến môi trường. Từ nay đến 2025, lượng đá thải ở Quảng Ninh còn phải đổ khoảng 7 đến 8 tỷ m3 đất đá chưa tính đến một lượng đất đá thải đáng kể của khu vực nội địa do đó giải pháp để phục hồi bãi thải khu vực nghiên cứu được xác định như sau:

- Tận dụng đổ bãi thải trong để giảm diện tích chiếm đất, giảm ơ nhiễm mơi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục đất đai sau này.

- Nghiên cứu việc đổ thải một phần đất ra ven biển để tạo quỹ đất xây dựng tạo điều kiện di chuyển các hộ dân trong các khu vực bị ảnh hưởng của bãi thải, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ việc đổ thải của các mỏ theo đúng thiết kế, Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả (Trang 76 - 91)