.11 Sơ đồ hình thể bãi thải

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả (Trang 86 - 89)

Đề xuất giải pháp của tác giả: Để Công tác cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải, khai trường được tốt hơn cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau đây:

- Cải tạo, phục hồi môi trường đồng loạt các bãi thải, khai trường trong đó ưu tiên các bãi thải nhìn thấy được từ QL 18A trên tồn bộ địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Việc cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải được thực hiện với từng phần bãi thải đã dừng việc đổ thải, khơng nhất thiết phải chờ hồn thành đổ thải tồn bộ bãi thải.

- Khi thực hiện cải tạo, phục hồi bãi thải, đặt nhiệm vụ xử lý an toàn bãi thải lên hàng đầu; sử dụng các loài thực vật bản địa, địa phương hoặc giống ngoại lai nhưng đã được thuần chủng tại Việt Nam để phủ xanh.

78

Kế hoạch thực hiện cải tạo phục hồi các bãi thải giai đoạn 2012 – 2020 được trình bày tại Bảng 3.11 Danh mục và tiến độ các bãi thải được cải tạo, phục hồi

giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo (phụ lục luận văn).

Trong các biện pháp xử lý chất thải rắn mà đặc biệt là đất đá thải của ngành than thì việc cải tạo, phục hồi bãi thải là biện pháp chính và quan trọng nhất. Do đất đá thải không thể đốt mà việc chơn lấp cũng khơng phù hợp thì việc đổ thải để hình thành bãi thải là nhu cầu bắt buộc. Tuy nhiên thành phần đất đá thải chứa nhiều chất ơ nhiễm như xít thải, mẩu than thừa, đất đá bị phong hóa....dẫn đến việc xử lý rất khó khăn. Cơng tác trồng cây ổn định sườn tầng, tạo rãnh thoát nước đề phòng úng lụt khi mưa bão và đặc biệt kè chắn chân bãi thải để tạo sự ổn định phòng chống sự cố là rất cần thiết. Một số mỏ than như Đèo Nai, Cao Sơn, Quang Hanh đã áp dụng một số công nghệ cải tạo, phục hồi môi trường (xem các dự án CTPHMT của các mỏ than) của các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh, Nga...và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới (đến năm 2020) các mỏ than vùng Cẩm Phả phải cơ bản hồn thành các cơng trình cải tạo, phục hồi (theo dự án/đề án CTPHMT) các bãi thải để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững như đã đề ra.

+ Trồng cây, các phương án trồng cây, phương án phòng chống sạt nở:

Vấn đề trồng cây xanh để phủ xanh bãi thải, chống phát tán bụi, tiếng ồn đang trở nên rất cấp thiết. Vì vậy phải lựa chọn đúng các loại giống cây trồng và chăm sóc sao cho phù hợp để đáp ứng được mục tiêu cải tạo, phục hồi môi trường nhằm đưa môi trường trở lại với trạng thái tương tự ban đầu. Dưới đây là một số loại giống cây trồng, mật độ trồng, kỹ thuật chăm sóc phù hợp với các bãi thải của mỏ than vùng Cẩm Phả.

Lựa chọn giống cây trồng:

a. Yêu cầu lựa chọn loại cây và kỹ thuật trồng trên bãi thải:

Do đặc điểm cần phủ xanh nhanh bề mặt bãi thải để chống tạo bụi, xói lở... các loại thực vật trồng trên bãi thải cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

79

- Có khả năng nhanh chóng thích nghi với khí hậu và có sức chịu đựng lâu dài với những biến đổi của thời tiết (nhiệt độ cao, thời gian khô cằn kéo dài...) và với đặc tính lý hóa khơng thuận lợi của đất đá thải.

- Có khả năng sinh trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu mới trồng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hóa.

- Có hệ rễ phát triển mạnh, nhanh và có thể chịu được những biến động bụi vùi lấp, trôi gốc rễ...[7]

b. Một số định hướng trong việc lựa chọn loại cây trồng trên bãi thải:

- Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 1 - 5 năm: Cần xúc tiến nhanh quá trình ổn định bãi thải nên có thể chọn các loại cây có hệ rễ chùm lan rộng, ăn sâu để tạo sự liên kết đất đá thải, ổn định bề mặt bãi thải.

Có thể sử dụng các loại cây sắn dây dại, bìm bìm, lau, le, chít trồng trên sườn dốc (bãi thải Nam Lộ Phong, Nam Đèo Nai), phần chân bãi thải có thể trồng tre gai ken dày để hạn chế sự trôi đất đá (bãi thải LV.14 Hà Tu cũ).

Từ tháng 10 năm 2007, cỏ vetiver đã được thử nghiệm trồng tại bãi thải LV.46 - Hồng Thái, bãi thải Chính Bắc - Núi Béo...bước đầu đã cho thấy tính thích ứng của giống cỏ này với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải và khả năng giữ ổn định sườn bãi thải, chống xói lở rất tốt. Tuy nhiên, khi trồng cỏ vetiver cần chú ý một số vấn đề sau đây:

+ Nên tăng thêm lượng đất bón lót ban đầu để đảm bảo có nguồn dinh dưỡng lâu dài cho cỏ, đặc biệt là các sườn bãi thải có thành phần chủ yếu là đá.

+ Không sử dụng lớp phủ bẹ xơ dừa. Thực tế tại bãi thải Chính Bắc - Núi Béo cho thấy, những khu vực có thử nghiệm phủ thảm bẹ xơ dừa cỏ vetiver đều bị chết.

80

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)