Cách để khắc phục hiệu ứng Bullwhip:
• Chia sẻ thông tin về nhu cầu thực sự giữa những giai đoạn của chuỗi cung ứng
• Thơng qua các thơng tin tốt hơn, có thể dưới hình thức giao tiếp được cải tiến theo chuỗi cung ứng hoăc dự báo tốt hơn. Tập trung thông tin về nhu cầu bên trong chuỗi cung ứng, cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu khách hàng thực sự cho mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng
• Loại bỏ sự chậm trễ dọc theo chuỗi cung ứng
• Tập trung vào người dùng cuối nhu cầu thông qua các point-of-sale (POS) dữ liệu thu nhập, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), và nhà cung cấp, quản lý hàng tồn kho (VMI) để giảm bớt sai lệch trong giao tiếp hạ lưu.
• Doanh nghiệp nên duy trì mức giá ổn định cho sản phẩm. Giá biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp và họ sẽ cắt giảm đơn hàng khi giá lên cao. Điều này sẽ gây ra những biến động trong các đơn đặt hàng. Do đó, duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua dự trữ hàng khối lượng lớn.
• Xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, phân phối một cách hợp lý
Ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngồi đã có một cách thông minh và khéo léo để khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng bullwhip là áp dụng mơ hình cpfr vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của mình. Mơ hình này sẽ giảm quyết những bất ổn của hiệu ứng bullwhip gây ra dựa trên việc hợp tác, chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các bên và đưa ra các kế hoạch dự báo phù hợp để đảm bảo mức tồn kho thấp nhất.
DANH MỤC THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG
Dự báo Định giá Lập kế hoạch
Lượng đặt hàng tối ưu
Phương pháp chuỗi thời gian Phương pháp mô phỏ
Nhà bán lẻ Nhà phân phối
Phương pháp nhân quả Quản trị dự trữ
Hiệu ứng roi da
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm dự báo. Tại sao dự báo vừa là một nghệ thuật lại vừa là khoa học?
2. Trình bày nội dung, ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp dự báo tính và định lượng.
3. Biểu hiện của hiệu ứng Bullwhip là gì? Để khắc phục hiệu ứng Bullwhip, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể lựa chọn những giải pháp nào?
THẢO LUẬN
Disney thành công từ dự báo
Disney là một tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực côngviên và khu nghỉ dưỡng. Disney mở ở nhiều địa điểm trên thế giới bao gồm Disney Land ở Hồng Kông (mở cửa năm 2005), Disney Land ở Pari (1992), và Tokyo Disney Land (1983)... Chỉ tính riêng Disney World ở Florida và Disney Land ở California đã tạo ra lợi nhuận 32 tỷ đô la trong năm 2007 cho tập đồn này,giúp nó đứng thứ 54 trong tuyển chọn 500 hãng hàng đầu thế giới theo Tạp chí Fortune 500 và thứ 79 trong Financial Times Global 500 (500 hãng có tiềm lực tài chính hàng đầu thế giới).
Ở Disney, dự báo là chìa khóa của thành cơng, dự báo đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của cơng ty.
Tồn bộ thu nhập ở Disney là phụ thuộc vào số lượng khách đến cơng viên và vào việc họ sẽ tiêutiền ở đó như thế nào. Việc dự báo chính xác lượng khách đến căn cứ vào báo cáo hàng ngày từ các công viên (Magic Kingdom, Epcot, Animal Kingdom, MGM Studios, Typhoon Lagoon và Blizzard Beach) trong những ngày hôm trước được Disney thực hiện khá nghiêm túc.
Disney sử dụng nhiều nhà nghiên cứu và phân tích ở 70 lĩnh vực khác nhau để khảo sát mộttriệu người mỗi năm. Khảo sát này thống kê số khách vào công viên và 20 khách sạn củaDisney. Điều này không những giúp dự báo số người vào cơng viên mà cịn dự báo tình trạngcủa khách hàng ở từng địa điểm (ví dụ khách phải xếp hàng dài bao nhiêu và phải chờ bao lâu). Disney thậm chí khảo sát 3.000 trường học ở trong và ngồi nước Mỹ về lịch trình nghỉ lễ/nghỉ hè. Với tiếp cận này, dự báo 5 năm của Disney chỉ có 5% sai lệch trung bình, dự báo hàng năm sai lệch từ 0% - 3%.
Ngồi những dự báo dài hạn, các nhóm dự báo của Disney cịn đưa ra các dự báo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Disney sử dụng các phương pháp dự báo như các mô hình bình qn, các phân tích hồi quy, mơ hình hiệu chỉnh và các mơ hình kinh tế lượng. Dự báo lượng khách đến cơng viên đã giúp ích rất nhiều vào việc đưa ra các quyết định quản trị.
Ví dụ, lượng khách của một ngày có thể tăng lênbằng cách mở cửa từ 8giờ sáng thay cho mở cửa lúc 9 giờ như thường lệ, bằng cách mở nhiều nhà trưng bày hay lối đi, bằng cách tăng thêm nhiều điểm bán thực phẩm và giải khát (9 triệu bánh Hambergers và 50 triệu ly Coke được bán hàng năm) và bằng cách đưathêm nhiều nhân viên vào phục vụ.
37
Chương III: HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG:
QUẢN TRỊ CUNG ỨNG
+ Số giờ: lý thuyết: 4 – bài tập: 2 + Mục tiêu của chương:
Hiểu được tầm quan trọng của công tác thu mua đối với hoạt động điều hành chuỗi cung ứng Phân tích và lựa chọn được chiến lược nguồn cung cho doanh nghiệp trong chuỗi
Nắm được các nội dung của công tác quản trị nguồn cung từđó có thể chọn được nguồn cung cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
+ Tài liệu tham khảo
[1] Tomas Hult, David Closs, David Frayer, (2014), Global Supply Chain Management, Mc Graw Hill Education –chương 5
[2] Michael. H. Hugos, (2017), Nguyên lý quản trị chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thế Giới – chương 2
+ Trang thiết bị cần cho việc dạy học: phòng học, máy chiếu
3.1. KHÁI NIỆM CUNG ỨNG
Trong chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu từ những nhà cung cấp ở mắt xích trước nó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắt xích tiếp theo. Mỗi doanh nghiệp mua và bán các nguyên vật liệu xuyên suốt toàn chuỗi cung ứng và điểm bắt đầu của mỗi dịch chuyển là việc mua hàng. Để chỉ việc các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất và kinh doanh, người ta gọi đó là mua sắm, thu mua hay cung ứng. Tuy nhiên ba từ này không phảilà một mà là sự phát triển dần của hoạt động mua hàng. Cụ thể:
Mua sắm là 1 trong những chức năng cơ bản, không thể thiếu của DN, gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của DN.
Mua sắmlà các hoạt động nghiệp vụ của DN sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thoả thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại DN với số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Nhiệm vụ của mua sắm:
- Đáp ứng y/cầu của bộ phận SX-KD - Tìm nguồn cung có giá thấp nhất
- Đặt hàng& đưa ra yêu cầu sp/dv chi tiết - Thực hiện hđ & g.quyết vướng mắc - Thống kê theo dõi các số liệu mua hàng
- Triển khai & giám sát - Thay đổi NCCkhi cần thiết
Thu mua là sự phát triển, mở rộng chức năng mua hàng. So với mua hàng người ta chú trọng nhiều hơn đến các vấn đề mang tính chiếnlược.
Hoạt động thu mua bao gồm:
- Thực hiện các nghiên cứu về nguyên vật liệu và các phương án thay thế - XĐ tổng chi phí sở hữu hàng hóa thấp nhất
- Lựa chọn, đàm phán, thương lượng với nhà cung cấp - Quản trị chất lượng của các nhà cung cấp
- Quản trị các hoạt động mang tính đầu tư như: tận dụng, sử dụng lại các nguyên liệu Vai trò của hoạt động thu mua trong doanh nghiệp:
-Là khâu mở đầu cho lưu chuyển hàng hoá, nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất và bán hàng
-Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường do góp phần cắt giảm chi phí hợp lý.
-Đảm bảo cho hoạt động sản xuất – kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục - Là trung tâm tương tác trong nội bộ của doanh nghiệp
Quản trị cung ứng: Là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua, tập trung chủ yếu vào các chiến lược.Các nhà quản trị cung ứng thực hiện những nhiệm vụ chiến lược như: tham gia vào các nhóm chức năng chéo, xây dựng chiến lược cung ứng nói riêng, chiến lược kinh doanh nói chung cho tổ chức, tham gia vào việc phát triển các sản phẩm mới, chịu trách nhiệm lựa chọn nguồn cung cấp, giữ gìn và phát triển quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng, các liên minh chiến lược ký các hợp đồng cung ứng… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Những hoạt động cụ thể của quản trị cung ứng là:
- Đặt quan hệ trước để mua hàng và đặt quan hệ trước với các nhà cung cấp ngay trong quá
trình thiết kế sản phẩm
- Phát triển các chiến lược, các kế hoạch thu mua dài hạn
-Tìm kiếm cơ hội và xác định thách thức trên thị trường nguồn cung - Tham gia năng động vào quá trình hoạch định chiến lược phối hợp
- Tìm cách nâng cao giá trị từ quan hệ cung ứng
3.2. CHIẾN LƯỢC NGUỒN CUNG ỨNG
3.2.1. Khái niệm và các kiểu chiến lược nguồn cung
Chiến lươc nguồn cung là sự phát triển và quản lý mối quan hệ với nhà cung ứng để có được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Có bốn kiểu chiến lược nguồn cung;
39
❖ Chiến lược nhiều nhà cung ứng -Nhiều nguồn cho một mặt hàng
-Môi trường cạnh tranh, giá thấp, dịch vụ tốt, rủi ro ít -Tập trung vào giá cả, lợi ích ngắn hạn
-Quan hệđối lập, ít cởi mở -Đa dạng mặt hàng
Tạo sức ép cạnh tranh giữa các nhà cung ứng, giảm thiểu rủi ro.
❖ Chiến lược ít nhà cung ứng - Vài nguồn cho một mặt hàng - Quan hệ hợp tác, dài hạn, ổn định - Lợi thế nhờ quy mô
- Hợp đồng cung ứng chọn lọc - Giao hàng thường xuyên
- Lô hàng nhỏ cho một lần giao hàng - Giao hàng tại địa điểm sử dụng vật liệu - Kiểm tra vật liệu tại xưởng nhà cung ứng
Phát triển mối quan hệ dài hạn hợp tác với nhau đểđáp ứng KH cuối cùng
❖ Chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung ứng - Hợp đồng cung ứng độc quyền
- Mục tiêu chung và xác định rõ ràng - Tích hợp hệ thống
- Phụ thuộc và thích nghi - Chia sẻ đầu tư và lợi ích
- Thường xuyên trao đổi và tương tác
- Nhà cung ứng tham dự sớm, ngay từ khâu thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp
Nhà cung ứng trở thành một bộ phận tích hợp trong liên minh của doanh nghiệp
❖ Chiến lược tích hợp dọc
- Mua quyền sở hữu nguồn cung và có được sự kiểm soát chặt chẽ
3.2.2. Sốlượng nhà cung ứng và mức độ quan hệ
Doanh nghiệp cần phải xem xét, quyết định thu mua từ một nguồn cung ứng duy nhất hay từ nhiều nguồn. Sự lựa chọn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể, nhưng chúng ta có thể liệt kê một số lợi ích của các chính sách này:
Bảng 3.1: Lợi ích của việc sử dụng một/ nhiều nguồn cung cấp
Một nguồn Nhiều nguồn
- Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp chặt chẽ hơn, thường được hình thành dưới dạng liên minh hoặc đối tác.
- Cam kết của các bên để mối quan hệ thành công.
- Kinh tế theo quy mô và giảm giá cho khối lượng lớn.
- Truyền thông dễ dàng, thủ tục quản lý đơn giản và giảm thiểu cho các đơn hàng lặp lại.
- Ít có sự biến động về nguyên vật liệu và việc cung ứng chúng.
Dễ giữ các yêu cầu, các điều kiện,… một cách bí mật.
❖ Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp làm giảm giá.
❖ Có ít rủi ro gián đoạn việc cung ứng (vấn đề này có thể tránh được bằng cách chuyển sang nhà cung cấp khác).
❖ Có thể dễ dàng giải quyết vấn đề nhu cầu đadạng.
❖ Liên quan đến nhiều tổ chức có thể cho phép tiếp cận với thông tin và kiến thức rộng hơn.
❖ Khuyến khích đổi mới và cải tiến nhiều hơn.
❖ Khơng dựa vào việc tin tưởng mộttổ chức bên ngồi
Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhà cung cấp hơn khi họ muốn tránh các vấn đề có thể xảy ra, một cách khác để thực hiện điều này là mua dự phịng. Theo cách thức đơn giản nhất, đó là khi một doanh nghiệp đặt mua nhiều nguyên vật liệu hơn so với nhu cầu hiện tại và dự trữ tồn kho. Một cách khác là sử dụng các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu tại những thời điểm cụ thể trong tương lai.
Cả hai cách này đều đem lại lợi ích. Trước hết, chúng bảo đảm việc cung ứng trong một vài thời kỳ trong tương lai và tối thiểu hóa các tác động của những gián đoạn có thể xảy ra. Thứ hai, giá nguyên vật liệu sẽ cố định, tránh được sự tác động của giá tăng hoặc tính khơng chắc chắn của giá.
Tất nhiên, mọi thứ đều có thể khơng đúng như dự kiến. Nhà cung cấp mà doanh nghiệp ký kết hợp đồng dài hạn có thể khơng kinh doanh nữa, hoặc kho hàng của họ bị cháy,… Nhưng những rủi ro này có xác suất nhỏ hơn. Có lẽ an tồn nhất với doanh nghiệp là tự mình dự trữ, nhưngđiều này lại có chi phí cao hơn. Việc ký kết một hợp đồng cung ứng trong tương lai có chi phí thấp nhưng nó khơng loại bỏ được nhiều rủi ro (và đây cũng có thể là một thỏa thuận tồi khi giá nguyên vật liệu lại giảm trong tương lai).
41
3.3. QUÁ TRÌNH THU MUA
Sơ đồ 3.1: Quá trình thu mua
Bước 1: xác định nhu cầu
Quy trình thu mua thường bắt đầu từ một nhu cầu hoặc một yêu cầu cụ thể (có thể là yêu cầu về hàng tồn trữ hoặc yêu cầu về dịch vụ). Doanh nghiệp cần dự báo nhu cầu thị trường từđó xác định nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đó của thịtrường. Tiếp theo doanh nghiệp cần kiểm tra lượng hàng tồn kho và xác định nhu cầu lưu kho hàng hóa. Bên cạnh đó bộ phận sản xuất cần phối hợp với bộ phận marketing, bộ phân nghiên cứu phát triển… tiến hành mô tả sản phẩm, lập danh sách nguyên vật liệu, bán linh kiện, linh kiện cần thiết để sản xuất sản phẩm nhằm cung ứng ra thịtrường.
Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng
❖ Tìm kiếm nhà cung ứng
Có thể nói rằng, phần quan trọng nhất của việc thu mua là tìm đúng nhà cung cấp. Một nhà cung cấp được cho là chất lượng khi:
+ Đảm bảo về tài chính với triển vọng lâu dài.
+ Có khả năng và năng lực để cung ứng các nguyên vật liệu cần thiết. + Cung ứng một cách chính xác các nguyên vật liệu yêu cầu.
+ Gửi các nguyên vật liệu với chất lượng cao được bảo đảm. + Cung ứng đúng thời hạn, đáng tin cậy với thời gian ngắn. + Định giá và các thỏa thuận về tài chính chấp nhận được. + Nhạy bén với những nhu cầu và thay đổi của khách hàng. + Có kinh nghiệm và chun gia về sản phẩm của mình. + Có danh tiếng tốt.
+ Sử dụng các hệ thống thu mua dễ sử dụng và thuận tiện.
+ Đã từng hợp tác thành cơng trong q khứ và có thể phát triển mối quan hệ dàihạn.