2. Huấn luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà trong các trường THPT huyện Hải Hậu
3.5 bànĐiểm giậm nhảy
trái 3,5 bàn chân sau đó đo 5 bàn chân theo hình vịng cung thành một bước chạy đà. Đối với những học sinh mới tập có thể đo 5 bước chạy đà, đối với những học sinh tập nhiều, kỹ thuật khá tốt có thể sử dụng 7 – 9 bước chạy đà tùy theo đặc điểm của từng học sinh. Đối với những học sinh giậm nhảy chân phải làm ngược lại, tức là bắt đầu đo đà từ cột bên trái theo hướng chạy đà.
Đối với hai bước đà cuối cùng có thể tăng độ dài hơn các bước trước 1 chút, nhưng phải căn cứ vào kỹ thuật tổng thể của học sinh để điều chỉnh..
2.5 bàn
3 bàn
3.5 bàn Điểm giậm nhảy Điểm giậm nhảy
Chạy đà là giai đoạn khi VĐV bắt đầu chạy đà và kết thúc khi chân giậm nhảy đặt vào vị trí giậm nhảy. Nhiệm vụ của chạy đà là tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt cho thực hiện kỹ thuật giậm nhảy. Tư thế chuẩn bị chạy đà không bắt buộc phải theo khuôn mẫu nào, nhưng vấn đề quan trọng là phải ổn định để không gây những biến động, ảnh hưởng xấu tới tốc độ, kỹ thuật chạy đà và kỹ thuật đưa, đặt chân giậm nhảy vào vị trí giậm nhảy chính xác.
Tốc độ chạy đà phải được tăng tới mức cần thiết và phải đạt được tốc độ cao nhất ở bước cuối cùng, q trình đặt chân giậm vào vị trí giậm nhảy phải nhanh, mạnh với hình chân gần như thẳng sau đó mới co gối để hoãn xung và tạo sức mạnh cho các cơ tham gia vào động tác giậm nhảy. Trong bước đà cuối cùng chân giậm đưa về phía trước càng xa thì khả năng chuyển từ chuyển động theo phương nằm ngang sang phương thẳng đứng càng tốt.
Mục đích trong chạy đà là góp phần tạo tốc độ nằm ngang lớn, đặt chân giậm nhảy chính xác vào vị trí giậm nhảy và đưa cơ thể về tư thế chuẩn bị giậm nhảy chính xác. Đường chạy đà trong kiểu nhảy cao lưng qua xà do hai đoạn đường thẳng và đường cong kết hợp. Đoạn đường cong thường từ 3 – 5 bước chạy. Về cơ bản nên dùng đường chạy đà cong hình chữ J với ưu điểm là dễ tăng gia tốc và phát huy được tốc độ, hơn nữa độ cong chuyển từ ít tới nhiều làm độ nghiêng cơ thể vào trong cũng dần dần tăng lên, có lợi cho việc chuyển sang giậm nhảy. Khi xác định cụ thể đường cong chạy đà VĐV nhất định phải tính tốn đến đặc điểm kỹ thuật và tốc độ chạy đà của cá nhân mình. VĐV có tốc độ nhanh thì đường cong lớn hơn một chút, nếu tăng thêm đội dài và số bước chạy thì mỗi VĐV phải tự chọn độ cong đường chạy đà thích hợp với mình.
Chọn đường cong trong chạy đà có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhảy cao kiểu lưng qua xà. Khi chạy theo đường cong, để tận dụng ảnh hưởng của lực ly tâm, thân mình phải nghiêng vào trong một cách tự nhiên.
Cả q trình chạy đà phải có nhịp điệu tăng tốc rõ ràng, nhịp điệu chạy đà tức là đặc trưng về thời gian, khơng gian của chạy đà. Nói chung là chỉ sự thay đổi độ dài của bước chạy và tần số của bước chạy như thế nào. Nhịp điệu chạy đà trong nhảy cao phải rõ ràng, ổn định đặc biệt là trong 3 – 5 bước chạy cuối cùng trước khi giậm nhảy, sự thay đổi độ dài của bước chạy phải nhỏ, nhịp điệu phải tự nhiên tăng nhanh dần, bước chạy cuối cùng phải nhanh nhất.
Chạy đà trong nhảy cao tương tự như kỹ thuật chạy cự ly ngắn, chủ yếu là trong khi chạy phải giữ được trọng tâm cơ thể ở độ cao ổn định và thân trên hơi ngả về về trước ở mức phù hợp, đạp sau phải có lực, lăng trước phải tích cực nâng chân lên, hai tay phải phối hợp đánh với biên độ rộng. Khi vào đoạn đường cong thì thân mình phải nghiêng dần vào trong. Tóm lại trong nhảy cao lưng qua xà cần phải hết sức tận dụng tốc độ chạy đà, hình thành nên nhịp điệu chạy đà chính xác nhất.
Bước cuối trong chạy đà là mấu chốt quyết định kết hợp giữa chạy đà và giậm nhảy. Trong bước chạy trước bước cuối cùng việc đưa tích cực bàn chân của chân lăng sẽ tạo điều kiện cho việc hoàn thành đúng nhịp điệu và bảo đảm việc đặt chân đúng chân giậm lên vị trí giậm nhảy.
Việc chuyển qua chân lăng là một trong những giai đoạn chủ yếu trong việc chuẩn bị thực hiện giậm nhảy. VĐV khi di chuyển qua chân lăng thì thân trên được giữ thẳng và ở tư thế cao hơn so với kiểu nhảy úp bụng. Góc khớp gối chân lăng khi qua phương thẳng đứng ở kiểu nhảy cao lưng qua xà bằng 100 – 150o. Khác với kiểu nhảy úp bụng trong kiểu nhảy lưng qua xà, việc giậm nhảy khơng địi hỏi sự thay đổi đặc thù cấu trúc động tác mà nó được hồn thành tự nhiên sau chạy đà.
2.2.2.Kỹ thuật giậm nhảy
Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu từ khi chân giậm nhảy được đặt vào vị trí giậm nhảy và kết thúc khi chân giậm nhảy duỗi hết các khớp, trước khi cơ thể rời đất bay lên. Giậm nhảy bắt đầu bằng duỗi các khớp theo trình tự từ khớp hơng, khớp gốirồi đến khớp cổ chân.
Khi giậm nhảy cùng với lực giậm nhảy, động tác đá chân lăng và đánh hai tay lên cao cũng có tác dụng tích cực với lực và tốc độ giậm nhảy. Động tác đánh xốc hai tay và ghìm chúng lại đột ngột khi tới độ cao ngang vai cùng với động tác đá chân lăng phối hợp cũng có tác dụng làm tăng lực giậm nhảy
Giậm nhảy là kỹ thuật then chốt trong kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà. Nhiệm vụ của giậm nhảy là mau chóng thay đổi phương hướng vận động của cơ thể và bằng mọi khả năng lớn nhất tạo nên tốc độ bật thẳng đứng, tạo nên góc độ bay hợp lý để tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho việc qua xà. Chạy đà là sự chuẩn bị cho giậm nhảy và giậm nhảy là bước kế tiếp của chạy đà, làm nổi bật mối quan hệ giữa chạy đà và giậm nhảy.
Ở bước chạy đà trước bước cuối cùng, sau khi trọng tâm cở thể chuyển qua vị trí thẳng đứng chân giậm nhảy nhanh chóng đặt vào điểm giậm nhảy sau đó khuỵu gối, góc ở gối khoảng 145o đến 160o. Lúc này phải duy trì tư thế nghiêng vào trong của cơ thể, đẩy hông ra trước sao cho mé hông bên chân giậm nhảy vượt trước mé hông bên chân lăng trong khi giữ trục vai vng góc với xà, trục hơng tạo thành góc khoảng 45o với xà. Chân giậm nhảy phải dùng phần gót phía ngồi tiếp xúc với mặt đất, tiếp đó tiếp đất bằng cả bàn, cịn đầu ngón chân theo hướng tiêp tuyến với đường cong của đoạn chạy đà.
Sức mạnh giậm nhảy: Giậm nhảy trong nhảy cao là một quá trình phức tạp thơng qua sự nỗ lực của cơ thể tạo ra phản lực từ mặt đất để đẩy cơ thể người bay lên cao. Trong quá trình giậm nhảy, động tác lăng chân và đánh tay phải phối hợp nhịp nhàng với động tác tiếp đất và bật lên của chân giậm nhảy.
Trong quá trình giậm nhảy, tư thế của cơ thể có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc hoàn thành chuẩn xác kỹ thuật giậm nhảy. Trước khi bắt đầu vào giai đoạn giậm nhảy, về ý thức người thực hiện phải duy trì được trạng thái nghiêng vào trong cho tới khi chân giậm nhảy tiếp đất cơ thể mới bắt đầu thẳng lên. Thân trên vươn thẳng lên là do động tác giậm nhảy sản sinh ra các loại lực tác động vào. Có như vậy phản lực từ mặt đất mới đi qua trọng tâm cơ thể, nếu không sẽ sinh ra lực đẩy lệch tâm quá lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả của giậm nhảy. Ngay khi chân giậm nhảy chạm đất, trục vai với xà ngang dường như vng góc với nhau, trục hơng tạo với xà ngang một góc khoảng 45 độ.
2.2.3.Kỹ thuật trên không, qua xà và tiếp đất
Giai đoạn qua xà bắt đầu từ khi chân giậm rời khỏi mặt sân đến khi vai tiếp xúc với mặt đệm, lúc này trọng tâm cơ thể sẽ bay theo một đường vòng cung phụ thuộc vào tốc độ ban đầu và góc bay.
Khi áp dụng định luật II của Newton vào nhảy cao thì sau khi giậm nhảy, cơ thể bay trên khơng nếu khơng có ngoại lực, trọng tâm cơ thể luôn bay với một quỹ đạo không đổi. Mọi động tác của từng bộ phận cơ thể không làm thay đổi được quỹ đạo bay mà chỉ có tác dụng giữ thăng bằng hoặc làm thay đổi tư thế của cơ thể hoặc làm thay đổi vị trí của các bộ phận cơ thể với tổng trọng tâm của cơ thể khi bay. Như vậy có thể tận dụng điều này để chủ động hạ thấp một bộ phận nào đó của cơ thể để một bộ phận khác được nâng lên cao. Ngược lại việc cố giữ một bộ phận nào đó ở trên
cao thì chắc chắn phải có một bộ phận khác phải tiếp tục ở dưới thấp. Trong nhảy cao cần khai thác quy luật trên, các bộ phận đã qua xà thì lập tức phải hạ thấp để tạo điều kiện nâng cao các bộ phận còn lại qua xà.
Trong quá trình giậm nhảy kiểu lưng qua xà do tác dụng của lực quán tính và động tác lăng chân, đánh tay, cơ thể không chỉ xoay theo trục thẳng đứng làm cho lưng quay vào xà mà cịn hình thành nên lực ngẫu nhiên xoay chuyển cơ thể theo trục ngang thành tư thế nằm ngửa vượt qua xà ngang. Thứ tự các bộ phận cơ thể vượt qua xà là: đầu, vai, tay rồi đến thân mình, mơng, đùi và cẳng chân. Lúc này trọng tâm cơ thể trên không và các bộ phận khác dù đã qua hay chưa qua xà phải cố gắng hạ xi xuống hình thành nên cầu lưng ở phía trên xà ( tạo hình cánh cung). Sau khi phần mông đã qua được xà rồi phải thuận thế gập bụng lại rồi nâng hai đùi lên và khi gối cùng cẳng chân đang ở phía trên xà thì đá cẳng chân lên cao đẩy cho vai, hai tay và lưng nhanh chóng rơi xuống đệm.
2.3.Một số sai lầm trong quá trình luyện tập kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà
2.3.1.Cố tình đạt được tốc độ cao khi chạy đà
Tốc độ có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong nhảy cao kiểu lưng qua xà nên khơng q khi nói đó là linh hồn của nhảy cao lưng qua xà. Tuy vậy trong giảng dạy và huấn luyện còn cần phải chú ý “ lấy tốc độ làm trung tâm”. Cần phải lấy việc nâng cao tốc độ chạy đà, tốc độ giậm nhảy và tốc độ lăng chân và tay lên hàng đầu.
Tốc độ chạy đà phải thích ứng với hiện trạng kỹ thuật và năng lực của học sinh để trên cơ sở trình độ vốn có làm sao biểu hiện được thành tích cao nhất, khơng ngừng nâng cao tốc độ chạy đà để thúc đẩy việc nâng cao kỹ thuật và năng lực của VĐV học sinh. Đối với các VĐV học sinh trọng điểm việc huấn luyện chạy đà là trên cơ sở nắm vững chính xác tiết tấu và nhịp độ chạy đà, giậm nhảy, cố gắng đạt được tốc độ chạy đà lớn nhất so với bản thân và lấy đó làm tiền đề để hồn thành động tác giậm nhảy. Cố gắng tìm cách chạy đà theo tốc độ cao khi không phù hợp với bản thân chỉ dẫn đến làm hỏng kỹ thuật mà VĐV học sinh đã nắm bắt, đồng thời còn dẫn tới hậu quả xấu cho học sinh.
2.3.2.Cố gắng thực hiện bằng được tư thế ưỡn lưng đẹp mắt
Trọng điểm kỹ thuật trong nhảy cao kiểu lưng qua xà là giậm nhảy và kết hợp giậm nhảy với chạy đà. Trong thực tế vẫn có xu hướng của giáo viên và học sinh cố
gắng thiên về vẻ đẹp mắt của động tác ưỡn lưng khi qua xà vì theo quan điểm nếu khơng thế thì làm sao gọi là lưng qua xà.
Giậm nhảy và qua xà trong kỹ thuật nhảy cao hồn chỉnh là hai giai đoạn khơng thể chia tách, nếu cố gắng thực hiện yêu cầu ưỡn lưng đẹp mắt có khi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhảy cao. Để làm tốt quan hệ giữa giậm nhảy và qua xà phải lấy việc thực hiện chính xác kỹ thuật hồn chỉnh làm tiền đề để giải quyết các vấn đề chủ yếu.
Đối với các VĐV học sinh là đối tượng nghiệp dư thì vấn đề trọng yếu nhất là không ngừng hoàn thiện kỹ thuật giậm nhảy và sự kết hợp giữa chạy đà và giậm nhảy.
2.3.3.Coi thường tác dụng quan trọng của động tác lăng chân
Việc coi thường tác dụng quan trọng của động tác lăng chân chủ yếu do cách nhìn phiến diện về động tác đạp vươn của chân giậm nhảy, coi đó là động lực duy nhấtđể thân thể nhảy vọt lên không.
Khi giậm nhảy động tác lăng chân khơng chỉ có tác dụng hạn chế việc giảm tốc độ, làm tăng sức mạnh giậm nhảy và đẩy trọng tâm cơ thể bay lên với tốc độ cao mà cịn có mối quan hệ khăng khít giữa chạy đà với giậm nhảy. Nói từ góc độ kỹ thuật sự hồn thành động tác giậm nhảy trong nhiều trường hợp lại được quyết định bởi sự phối hợp đạp, lăng của chân giậm nhảy và chân lăng.
2.4.Một số vấn đề cơ bản khi giảng dạy, huấn luyện nhảy cao kiểu lưng qua xà.
Việc nắm vững kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà nhìn chung là khá phức tạp. Vì vậy người giáo viên trong khi giảng dạy, huấn luyện cho học sinh cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Thứ nhất: Để tiện cho việc phân tích kỹ thuật và tiến hành giảng dạy, thường chia kỹ thuật hoàn chỉnh của nhảy cao lưng qua xà thành các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, qua xà, tiếp đất. Song vẫn phải tuân theo quy luật kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà là một chỉnh thể nguyên vẹn không phân chia. Giữa các khâu kỹ thuật như đã nói ln có sự gắn kết với nhau, tác động lẫn nhau
Khâu kỹ thuật trước làm tiền đề chuẩn bị cho khâu kỹ thuật sau, khâu kỹ thuật sau là sự tiếp nối kéo dài của khâu kỹ thuật trước.
+ Thứ hai: Kỹ thuật nhảy cao hiện đại đã có sẵn đặc điểm “ lấy tốc độ làm trung tâm, lấy sức mạnh bột phát làm cơ sở”. Trong giảng dạy phải yêu cầu học sinh nắm chắc tốc độ và sự chính xác của động tác, chạy đà nhanh, có tiết tấu. Như thế mới thể hiện được thực chất ưu việt của kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà, khiến cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
+ Thứ ba: Khi tiến hành giảng dạy, huấn luyện nhảy cao lưng qua xà phải chú ý phát triển tố chất chuyên môn tương ứng với các mối tương quan của kỹ thuật nhảy cao. Khi giảng dạy phải chọn lối giảng dạy gợi mở, thúc đẩy học sinh kết hợp giữa tự phân tích và tập luyện đề dần dần học sinh có thể tự tập luyện được hoặc học sinh tự giám sát, giúp đỡ nhau tập luyện.
+ Thứ tư: Nhảy cao là môn thể thao nhằm mục đích vượt qua độ cao của xà ngang. Đạt được thành tích trong nhảy cao khơng chỉ là thước đo đánh giá kết quả thi đấu mà còn là tiêu chuẩn khách quan đánh giá hiệu quả giảng dạy, huấn luyện.
+ Thứ năm: Trong giảng dạy, huấn luyện cần phải có khối lượng vận động và cường độ vận động nhất định, như thế mới có thể nâng cao thành tích. Bên cạnh đó học sinh phải nắm chắc được kỹ thuật nhảy cao và phương pháp luyện tập từ đó tạo ra hứng thú sâu sắc, làm tăng hiệu quả trong việc nâng cao tố chất thể lực cho bản thân.