Phòng ngừa và khắc phục nhưng sai lầm thường gặp trong quá trình tập luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt (Trang 31 - 37)

2. Huấn luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà trong các trường THPT huyện Hải Hậu

2.5. Phòng ngừa và khắc phục nhưng sai lầm thường gặp trong quá trình tập luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà.

luyện kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà.

2.5.1. Các động tác sai thường gặp và biện pháp phòng ngừa:

Kỹ thuật chạy đà kém, tạo thành sai lầm trong kỹ thuật chạy đà nhảy cao như chạy tụt mông xuống, đạp sau không hết, tư thế cơ thể không chuẩn. động tác chân tiếp đất sai…Để phòng ngừa và khắc phục cần thực hiện các thao tác sau:

+ Khi làm động tác chuẩn bị phải ở tư thế thật đúng rồi chạy tăng tốc, luyện tập chạy chuyên môn với yêu cầu động tác phải thả lỏng tự nhiên và đặc biệt phải uốn nắn, sửa chữa động tác cho chính xác. Đối với học sinh vì sức mạnh của chân kém nên phải tập bổ trợ thêm như đạp sau, bật đổi chân tại chỗ, nhảy lên tục tại chỗ với yêu cầu nhanh, mạnh, cao.

+ Giáo viên cần phải quan sát, theo dõi, nhắc nhở những vấn đề cần chú ý riêng của từng người như “ nâng cao thêm trọng tâm”, sải bước dài hơn, chú ý đạp sau…để học sinh kịp thời chú ý thực hiện động tác cho chính xác.

Nhịp điệu chạy đà sai như bước chạy ngắn, tần số bước chậm, những bước sau cùng kéo dài… thì cần thực hiện các biện pháp khắc phục như sau:

Cho học sinh chạy biến tốc theo đường vòng. Trên đường vòng chạy sải dài mấy bước rồi chạy nhanh mấy bước, chạy bước dài phải thả lỏng, có nhịp điệu. khi đổi thành chạy tốc độ không được dổi tư thế cơ thể mà chỉ cho phép chân guồng nhanh hơn. Mục đích của việc này là giúp cho học sinh hiểu được làm thế nào để tăng nhanh tần số bước chạy. Giáo viên có thể dùng số đếm, vỗ tay hoặc các tín hiệu khác để nhắc học sinh chú ý đặc biệt đến 3-4 bước cuối.

Cơ thể không nghiêng khi chạy đường cong: Chạy trên đường cong có bán kính

khơng bằng nhau, khi chạy các đường cong số 8, hình chữ S, hình chữ J thì giáo viên cần nhắc nhở học sinh luôn nghiêng thân vào trong bằng cách đánh mạnh tay bên hướng đó để tạo thành thói quen nghiêng vào bên trong.

Chạy khơng theo đường cong, chạy đường cong có bán kính q lớn hoặc quá nhỏ,

hai bước cuối cùng có xu thế chạy thẳng hoặc chạy song song với xà ngang: Khi xuất

hiện hiện tượng này thì trong quá trình giảng dạy đầu tiên cần vẽ đường cong để học sinh chạy theo cho quen tới khi tự chạy được rồi thì thay đổi vị trí tập để học sinh tự xác định lấy đường cong, làm cho học sinh dần dần tự nắm vững đường cong để chạy.

Bước chạy đà không chuẩn, điểm giậm nhảy không ổn định: Đối với trường hợp này

giáo viên xác định vị trí giậm nhảy rồi đánh dấu các mốc để theo đó tập luyện cho đến khi có thể tự chạy đà chính xác, tự bản thân xác định được dễ dàng thì có thể bỏ các mốc đi. Phải dạy cho học sinh biết quan sát và phân tích nhược điểm trong các bước đà của người khác do nguyên nhân gì, đồng thời biết phương pháp điều chỉnh bước của chính mình.

Người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hình thành thói quen đếm được số nhịp bước trong khi chạy đà. Khi mới bắt đầu giáo viên hô “ 1,2,3,4”, học sinh cũng tự hô thành tiếng, khi quen dần thì hơ nhỏ đi và khi đã thành thạo thì đếm thầm khơng thành tiếng.

Hướng dẫn học sinh khi bắt đầu chạy đà thì mắt nên chú ý nhìn theo hướng nào, để tránh trường hợp học sinh quá chú ý vào điểm giậm nhảy hoặc cột nhảy mà sinh ra động tác sai như chạy không thành đường cong, điểm giậm nhảy thiên quá về phía cột xa, thân trên đổ nhiều về phía sau, bước chạy đà khơng chính xác…

Khi đá lăng chân VĐV – học sinh thường cúi đầu, cong lưng, tụt hông: Nguyên nhân

của sai lầm này là do không dùng hông để đẩy chân lăng khi đá lăng và có thể do khớp hông của người tập kém linh hoạt.

Cách khắc phục: Chủ động, tích cực làm động tác đẩy hông bên chân lăng khi đá lăng. Cố gắng ưỡn ngực, ngẩng cao đầu, mắt nhìn về phía trước, lên trên, đồng thời chú ý biên độ hoạt động của các khớp, nhất là khớp vai, khớp hông.

Khi đá lăng chân lăng vào xà làm rơi xà: Nguyên nhân là do góc chạy đà lớn hoặc

điểm giậm nhảy gần xà.

Đối với sai lầm này khắc phục bằng cách điều chỉnh góc chạy đà và điểm giậm nhảy cho phù hợp.

Chạy đà và giậm nhảy không liên tục, giảm tốc độ trước khi giậm nhảy, thậm chí dừng hẳn bước chạy đà: Nguyên nhân của hiện tượng này là do bước đà cuối cùng

dài nên trọng tâm cơ thể bị hạ thấp quá nhiều, mất nhiều thời gian để đưa về vị trí phía trên điểm đặt chân giậm nhảy. Khi chạy đà ở các bước cuối nâng đùi quá cao, thân trên ngả sau nhiều cũng dẫn tới tình trạng nêu trên. Một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng này là một số học sinh có tâm lý sợ xà nên cũng có thể dẫn tới giảm tốc độ hoặc dừng lại trước khi giậm nhảy.

Cách khắc phục đối với trường hợp nêu trên được tiến hành như sau: Điều chỉnh độ dài các bước đàcuối cùng, điểm đặt chân phía trước khơng nên quá xa so với điểm “dọi” của trọng tâm cơ thể. Khi đưa chân về phía trước khơng nâng đùi q cao. Cố gắng ổn định nhịp điệu và tốc độ chạy đà, rèn luyện tâm lý không sợ xà cho học sinh bằng các bài tập chuyên môn.

Sau khi giậm nhảy xơ về phía trước q nhiều: Sai sót này sinh ra do nhiều nguyên

nhân nên phải phân tích cụ thể như tốc độ chạy đà quá nhanh, khi giậm nhảy thân trên đổ về phía trước quá nhiều, độ dài bước cuối cùng quá nhỏ, động tác bật lên của chân giậm nhảy quá chậm, động tác lăng của chân lăng không kịp thời, trong quá trình giậm nhảy đầu cúi quá thấp, trọng tâm cơ thể lao về phía trước… đối với những sai lầm này biện pháp phòng ngừa và khắc phục được tiến hành như sau:

Trong quá trình luyện tập nên dùng nhiều cách chạy đà sau đó bật lên, đầu chạm vào vật cao, chân lăng đánh lên, thúc gối chạm vật treo cao… ln u cầu học sinh có ý

thức hướng lên trên, cần nhấn mạnh vào động tác lăng chân và đánh tay khi giậm nhảy.

Đứng trước vách tường, sau đó là xà ngang làm động tac chạy đà, giậm nhảy để hạn chế cơ thể lao về phía trước. Chú ý an tồn trong quá trình tập luyện tránh tình trạng học sinh lao đầu vào tường dẫn đến chấn thương.

Thường xuyên tập động tác mô phỏng đặt chân giậm nhanh, đặc biệt với học sinh mới tập. mỗi khi luyện tập giậm nhảy giáo viên phải nhắc nhở học sinh thực hiện việc nhanh chóng đưa chân giậm nhảy về phía trước.

Nâng xà cao, chạy đà, giậm nhảy, đầu gối chân lăng chạm vào xà ngang.

Động tác giậm nhảy bật lên chậm:Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này phần lớn do

thói quen trọng tâm cơ thể hạ xuống quá thấp, ở bước cuối cùng động tác đưa chân ra chậm, dùng lực chậm, sức mạnh bột phát kém, động tác đá lăng bị động nên tạo thành trước đạp sau lăng, bàn chân giậm đặt từ trên xuống dưới hình thành động tác đập vào mặt đất. Cách phòng ngừa và khắc phục lỗi này được thực hiện như sau: Yêu cầu học sinh nhận thức rõ trong kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà tốc độ là hạt nhân, đồng thời phải sử dụng khẩu lệnh, tín hiệu, ám hiệu…để tăng cường nhắc nhở học sinh.

Sử dụng đà trong nhảy cao để luyện tập nhảy xa, yêu cầu trước khi giậm nhảy trọng tâm phải cao, tốc độ giậm nhảy phải nhanh.

Sử dụng bài tập nhảy từ trên bục xuống và tiếp tục bật thẳng lên.

Giậm nhảy ngập ngừng:Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tâm lý quá hồi hộp,

nặng nề, bước chạy cuối cùng quá dài, chân đưa từ trên xuống, trọng tâm cơ thể trước và trong giậm nhảy quá thấp. những bước chạy đà cuối cùng thân trên ngửa ra sau cịn bước chân thì dài, ngắn khơng đều. Để khắc phục các lỗi trên thực hiện các biện pháp sau:

Luyện tập chính xác nhịp điệu bước chạy đà là biện pháp có hiệu quả nhất để chống ngập ngừng trong giậm nhảy.

Trong khi giảng dạy phải tăng cường tốc độ giậm nhảy bao gồm, đặt bàn chân nhanh, đá lăng nhanh, bật lên nhanh. Yêu cầu sau khi giậm nhảy phải hướng lên trên và ra trước.

Khi bay lên cơ thể không xoay theo trục dọc: Nguyên nhân sinh ra sai lầm này là do

đường vòng cung chạy đà không chuẩn xác, đầu gối chân lăng chưa kịp thu vào trong, góc đặt bàn chân của chân giậm nhảy so với xà quá lớn. Biện pháp khắc phục như sau:

Khi luyện tập chạy đà kết hợp với giậm nhảy thì lúc chân giậm nhảy bật lên, chân đá lăng phải thu gối vào trong đồng thời tăng cường việc đánh tay phía ngồi khiến cho cơ thể xoay theo trục dọc một cách tự nhiên.

Vẽ đường vòng trên mặt đất để giúp học sinh tập chạy đường vòng, khi thực hiện thân trên phải nghiêng vào trong, phía tâm đường vòng. Khi chạy đà bật lên hoặc luyện tập nhảy chạm vật cao phải lợi dụng động tác vung của chân lăng và giúp cho cơ thể xoay một cách tự nhiên.

Thân trên làm rơi xà: Khi giậm nhảy thân trên đổ ra sau làm rơi xà là động tác sai

thường gặp của những học sinh mới tập. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này có thể do khi chạy đà ở đoạn đường cong cơ thể không giữ được độ nghiêng vào trong. Khi giậm nhảy điểm giậm nhảy quá xa, góc độ đặt bàn chân giậm nhảy không đúng, động tác bật lên của chân giậm nhảy quá chậm, động tác lăng chân và đánh tay không đúng thời điểm, khơng có lực. Để khắc phục có thể sử dụng các biện pháp sau:

Tăng cường luyện tập chạy đà đường cong tiếp đến giậm nhảy, tăng tốc độ và sức mạnh đá lăng, khống chế hướng đưa bàn chân của chân giậm nhảy cũng như sự xoay chuyển cơ thể sau khi giậm nhảy bay lên.

Luyện tập nhiều động tác nhảy lên đệm cao, mỗi lần luyện tập đều phải có mục đích rõ ràng, chính xác, u cầu luyện tập phải có mục tiêu cụ thể, chú ý đến những khâu có khả năng sai sót.

Thường xuyên giảng giải để xây dựng khái niệm chính xác về kỹ thuật cho học sinh.

Không ưỡn lưng trên xà:Trong kỹ thuật nhảy cao lưng qua xà thì động tác ưỡn lưng

khiến trọng tâm cơ thể xích lại gần với xà, có lợi cho việc tận dụng đầy đủ độ cao cơ thể khi bay lên. Khi trên xà mà không thực hiện được ưỡn lưng cơ bản là do khi giậm nhảy đổ vào xà quá sớm nên khơng có điều kiện làm động tác ưỡn lưng trên xà hoặc khi rời đất cơ thể cũng như chân giậm nhảy chưa vươn duỗi hết được nên khi bay lên không kịp làm động tác ưỡn lưng, không khống chế được động tác của chi dưới nên

khi làm động tác đổ vai thì chân cũng theo đó nâng lên. Có tâm lý sợ hãi khi rơi xuống đệm nên đã co thân cuộn mình theo phản xạ.

Biện pháp chính để khắc phục các hiện tượng nêu trên là loại trừ tâm lý sợ sệt, tăng cường cho học sinh năng lực khống chế động tác, xây dựng khái niệm kỹ thuật chính xác giúp cho học sinh có thể chủ động dùng lực điều khiển các nhóm cơ bắp. Bên cạnh đó cần tăng cường luyện tập mơ phỏng động tác ưỡn lưng tại chỗ như ngã ngửa ưỡn lưng trên đệm, ngả ra sau thành ưỡn lưng rồi rơi trên đệm, đứng tại chỗ nhảy lên thành ưỡn lưng rồi rơi xuống đệm, tại chỗ cho lưng qua xà…

Chạy đà ngắn, giậm nhảy, làm động tác vươn người, đẩy hông. Chạy đà giậm nhảylên thành động tác ưỡn lưng sau đó giữ nguyên tư thế này rơi xuống đệm và không làm động tác co bụng, giơ chân.

Chạy đà ngắn, giậm nhảy trên ván bật để đạt tới độ bay lên tương đối cao làm cho học sinh có đủ thời gian làm động tác ưỡn lưng.

Trong khi bật nhảy giáo viên phát tín hiệu hoặc giúp sức cần thiết để tăng cường ý thức dùng lực của học sinh. Tăng cường sức mạnh cơ hông, lưng cũng như ý thức dùng lực ở các nhóm cơ lưng thơng qua các bài tập chuyên môn.

Cẳng chân chạm xà: Động tác sai này sinh ra do nhiều nguyên nhân như điểm giậm

nhảy quá gần, khi bay lên điểm cao nhất của trọng tâm cơ thể lại ở trong xà, tốc độ chạy đà quá nhanh làm người xơ về phía trước, động tác trên xà thiếu nhịp điệu, thu chân không đúng thời điểm. Để khắc phục các lỗi nêu trên cần thực hiện các biện pháp sau:

Xây dựng khái niệm qua xà chính xác trong tâm trí học sinh. Sau khi mơng đã qua xà phải nâng cao đù, hất cẳng chân lên trên, phối hợp động tác toàn chi dưới qua xà. Khống chế điểm giậm nhảy và đường cong chạy đà của học sinh bằng các ký hiệu rõ ràng.

Điều chỉnh tốc độ chạy đà sao cho năng lực giậm nhảy và kỹ thuật đá lăng tương ứng với nhau, đồng thời từ đó xác định diểm giậm nhảy tương ứng. Tăng thêm tốc độ qua xà đồng thời vẫn duy trì được nhịp điệu đúng.

Tăng cường một số bài tập treo mình, gập bụng, nâng cao đùi để tăng cường sức mạnh cơ bụng, cơ hông, cơ lưng.

Cơ thể rơi trên xà: Nguyên nhân gây ra là do điểm giậm nhảy quá xa, trước khi giậm

nhảy đường di chuyển của cơ thể song song với xà ngang, trước khi giậm nhảy đã giảm tốc độ hoặc giậm nhảy không dứt khốt. Khi bay lên học sinh q chú ý nhìn vào xà, khi bay lên điểm cao nhất trọng tâm cơ thể vẫn ở ngoài xà ngang. Để khắc phục các vấn đề này cần tiến hành các biện pháp:

Khống chế điểm giậm nhảy và độ cong đường chạy đà. Khi giảng dạy giậm nhảy và chạy đà giáo viên phải làm cho học sinh nắm vững và có ý thức về sự nối tiếp giữa kỹ thuật giậm nhảy và tốc độ giậm nhảy.

Đánh dấu sẵn vị trí trên xà ngang làm cho học sinh chọn được vị trí qua xà chính xác khi luyện tập. Điều chỉnh độ cong đường chạy đà, tăng đường bay trên không của cơ thể.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt (Trang 31 - 37)